Thành Lập Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định thành lập Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Học viện là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ NN - PTNT.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN - PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ GD - ĐT và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và bàn giao chuyển nguyên trạng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội từ Bộ GD - ĐT sang Bộ NN - PTNT trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày 28/3 để quản lý, tổ chức xây dựng thành Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo nhân lực với nhiệm vụ triển khai chiến lược, kế hoạch phát triển và tái cơ cấu ngành NN - PTNT trong giai đoạn tới.
Trường Đại học Nông nghiệp có 14 khoa, trong đó có: Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản; Công nghệ thông tin; Công nghệ thực phẩm; Kinh tế và Phát triển nông thôn; Nông học... Trường có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và các trình độ khác; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; chuyển giao công nghệ và phục vụ xã hội.
Có thể bạn quan tâm
Hiện, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có gần 240 cơ sở nuôi cá sấu với tổng đàn hơn 109 ngàn con, chủ yếu các hộ nuôi loại cá sấu Xiêm và phần lớn tập trung nuôi ở khu vực gần sông, hồ... Đằng sau sự phát triển “nóng” nuôi loại cá hung dữ này với mục đích làm thương phẩm, còn tồn tại nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Theo tin từ Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT), trước tình hình tôm nuôi tại Móng Cái (Quảng Ninh) có hiện tượng chết rải rác, ngày 20-5, chi cục đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh.
Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang) đang phối hợp với Trung tâm Tư vấn thiết kế và Chuyển giao công nghệ thủy sản (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) lựa chọn, cung ứng 1,5 tấn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn nhân giống cho 12 cơ sở sản xuất cá giống ở các huyện: Lạng Giang, Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hòa và TP Bắc Giang.
Tại sao cây mắc ca tốt như thế mà diện tích trên thế giới chỉ 80.000 ha? GS. Hoàng Hòe cho biết, ông đã đi nhiều nơi và không có chỗ nào tốt, thuận lợi với cây mắc ca như ở Tây Nguyên Việt Nam.
Đến thăm vườn mắc ca của ông Nguyễn Đức Ba (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn Dương), nhiều nhà khoa học đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên trước một cây mắc ca cho trái tương đương quả trứng gà.