Thanh Hóa thả 430 triệu con giống tôm sú và tôm chân trắng

Hiện toàn tỉnh Thanh Hóa có 3 cơ sở sản xuất tôm sú, lượng giống sản xuất 50 triệu con tôm sú giống PL15, trong khi đã di ương được 380 triệu con tôm giống. Ngoài ra, tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ dịch môi trường nuôi trong 2 đợt tại 7 vùng triều theo 3 chỉ tiêu (H2S, NO2, NH3) với 120 mẫu kiểm tra, kết quả kiểm tra môi trường đều đạt theo tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản; kiểm tra bệnh tôm nuôi 2 đợt tại 7 vùng triều theo 3 chỉ tiêu bệnh với 120 mẫu kiểm tra, kết quả có 5 mẫu dương tính với bệnh đốm trắng.
Theo báo cáo của Sở NN và PTNT, trong 6 tháng đầu năm 2015, các đối tượng nuôi phát triển bình thường, có 12,5 ha tôm chấn trắng nuôi thương phẩm bị thiệt hại trong thời gian nuôi từ 20 đến 40 ngày, tôm sú 10 ha chết rải rác. Nguyên nhân do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng, môi trường biến động mạnh… các hộ nuôi tôm đã xử lý, cải tạo và thả lại giống.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài chất cấm, các loại thức ăn bổ sung có ghi nhãn siêu nạc, siêu tăng trọng, bung đùi, nở vai, nở ức,... cũng được bày bán và sử dụng tràn lan trong chăn nuôi.

Ngày 13/10, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution cho biết quốc gia này đang thảo luận với Việt Nam và Thái Lan về khả năng nhập khẩu gạo từ hai nước trên nhằm ứng phó với tác động của hiện tượng El Nino.

Mới qua 3/4 thời gian đã thấy rõ “đích” xuất nhập khẩu (XNK) cả năm 2015. Sự phục hồi của nền kinh tế khá thuyết phục với mức tăng GDP 9 tháng đạt 6,5%- cao nhất so với cùng kỳ 4 năm trước. Môi trường kinh doanh được cải thiện rõ rệt.

Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đem về hàng tỷ USD mỗi năm nhưng hiện nay điều bất ổn là không ít DN thủy sản vẫn thường xuyên phải nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến. Tình trạng này vừa khiến DN bị động vừa có thể gây ra nhiều hệ lụy khôn lường.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, sự linh hoạt được coi là ưu điểm quan trọng sẽ giúp khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tận dụng cơ hội tại sân chơi mới TPP.