Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Bình Ổn Giá Sầu Riêng

Tiền Giang Bình Ổn Giá Sầu Riêng
Ngày đăng: 03/02/2014

Gần một tháng nay, một số người nước ngoài đến địa bàn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) thu mua ồ ạt nông sản, đẩy giá sầu riêng lên cao ngất ngưởng. Ngay sau đó, họ ngừng thu mua khiến giá lại tụt giảm.

Sau khi những người Tháilan nhập cảnh vào Việt Nam, đến địa bàn huyện Cai Lậy thông qua hai cơ sở Công ty TNHH thương mại Thái-lan và cơ sở Trái cây Sang Hương để tuyển lựa sầu riêng cho những ông chủ Trung Quốc thì giá sầu riêng cũng bắt đầu tăng vọt từ 30 nghìn đồng/kg lên 40 nghìn đồng/kg và lên đến đỉnh điểm là 52 nghìn đồng/kg.

Đến đầu tháng 12 thì giá sầu riêng bắt đầu giảm, chỉ còn 35 đến 45 nghìn đồng/kg (tùy loại và chất lượng).

Lý giải vì sao giá sầu riêng tăng vọt và giảm nhanh, ông Nguyễn Thanh Huỳnh, chủ vựa thu mua sầu riêng lâu đời tại ấp Bình Thạnh, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy cho biết: Chúng tôi thu mua nhiều năm và chưa bao giờ sầu riêng có giá cao như vậy. Thời điểm này các năm trước, giá chỉ dao động từ 25 nghìn đến 40 nghìn đồng/kg. Hơn 50 nghìn đồng/kg sầu riêng là giá "ảo".

Thấy lợi trước mắt, nông dân ùn ùn cắt trái, thậm chí cắt luôn trái non để kịp bán cho họ.

Chuyện đẩy giá "ảo" này khiến các thương lái Việt Nam buộc phải đẩy giá lên theo để có hàng giao cho những đối tác đã ký hợp đồng trước đó. Đến khi họ hạ thấp giá, thương lái Việt Nam cũng chới với vì hợp đồng giá cao với nhà vườn.

Cũng theo ông Huỳnh, những thương lái này không chỉ mua trái non mà còn nhúng thuốc xử lý trái của họ để làm ảnh hưởng đến uy tín của nông sản ta. Đến khi nhập khẩu vào Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a thì trái sầu riêng bị úng rất nhiều, chất lượng trái thì giảm sút nên các doanh nghiệp nhập khẩu chê và nhiều lô hàng đã trả về nước.

Cụ thể, vấn đề này, Phó Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thái-lan Trần Thị Thu Thanh thừa nhận, bà có mua những lô hàng trái non, chất lượng không bảo đảm nên qua đến nơi nhập khẩu, thối úng rất nhiều và bị trả hàng về. Bà phải mở những sạp trái cây ở Việt Nam để bán lẻ và hạ giá thấp hơn so với thời điểm ban đầu.

Nông dân Nguyễn Văn Hải, ấp 12, xã Long Trung, huyện Cai Lậy cho biết, gia đình có 1,1 ha sầu riêng đang cho trái.

Trong vụ mùa nghịch vừa qua, gia đình đã xử lý và cho ra trái hơn 20 tấn. Tuy nhiên, ông không bán cho những vựa trái cây của nước ngoài để được hưởng giá cao. Theo ông, làm ăn với người nước ngoài rất bấp bênh và rất khó lường. Họ đẩy giá lên rất cao và hạ giá xuống thấp cũng rất nhanh, khi đã kéo được nông dân đem nông sản đến bán cho mình, chưa kể họ không giao tiền liền, không có hợp đồng...

Quyền Trưởng phòng NNPTNT huyện Cai Lậy Trần Thị Nguyên cho biết: Đây không phải là lần đầu người nước ngoài đến địa bàn Tiền Giang nói chung và Cai Lậy nói riêng để thu mua nông sản với nhiều thủ đoạn phi pháp, cuối cùng người thiệt thòi vẫn là nông dân. Huyện cũng đã nhiều lần khuyến cáo bà con cảnh giác trước những thủ đoạn trên và kết hợp với chính quyền địa phương nhằm ngăn chặn kịp thời.

Riêng lần này, khi cơ quan chức năng phát hiện và xử lý một nhóm người nước ngoài hành nghề phi pháp thu mua sầu riêng tại huyện Cai Lậy, đẩy giá lên cao vài ngày rồi hạ thấp là thêm một bài học kinh nghiệm để bà con mình đề cao cảnh giác.

Tuy nhiên, vụ việc trên không ảnh hưởng đến giá cả trái sầu riêng, vì số đông người trồng sầu riêng ở huyện đã có ý thức cảnh giác, không vội vã hái trái non theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp nhằm bảo vệ thương hiệu cho vùng sầu riêng Cai Lậy.

Hiện trên địa bàn huyện, sầu riêng đang vào mùa thu hoạch rộ, giá sầu riêng dao động ở mức từ 35 đến 40 nghìn đồng/kg là giá hấp dẫn và giúp nông dân làm giàu, vì giá nhích cao hơn trung bình nhiều năm.

"Hiện nay, nông sản của ta còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Điều phấn khởi là toàn huyện có hơn bảy nghìn ha sầu riêng. Trong đó có sáu nghìn ha cho trái. Nông dân đã mạnh dạn và áp dụng thành công phương pháp rãi vụ nên ít chịu ảnh hưởng cảnh "được mùa, rớt giá" - Bà Nguyên cho biết thêm.


Có thể bạn quan tâm

Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang Trà olong gặp nạn, dân trồng hoang mang

Hơn 2.000 tấn trà của các doanh nghiệp tại Lâm Đồng hiện đang tồn kho không thể xuất đi Đài Loan được khiến cho đầu ra của trà olong đang gặp nhiều khó khăn.

03/10/2015
Mỗi năm Việt Nam đổ bỏ 4.000 tỷ đồng tiền cám Mỗi năm Việt Nam đổ bỏ 4.000 tỷ đồng tiền cám

Với 45 triệu tấn lúa sản xuất mỗi năm, theo tính toán của một chuyên gia, chỉ tính riêng chiết xuất dầu và cám, Việt Nam đã có thể thu về 4.000 tỷ đồng/năm. Nhưng Việt Nam đang lãng phí nguồn thu này...

03/10/2015
Săn lươn đồng xa Săn lươn đồng xa

Dù mức lũ thấp, nhưng dân nghèo vẫn bám víu nghề đặt lọp lươn giống để mưu sinh.

04/10/2015
Cá chết dày, ngư dân trắng tay Cá chết dày, ngư dân trắng tay

Người nuôi cá lồng bè ở xã Long Sơn, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) những ngày này như “đứt ruột”, khi hàng chục tấn cá bị chết dày đặc trên sông Chà Và, thiệt hại tiền tỷ.

04/10/2015
Sôi động chợ cá Giao Hải Nam Định Sôi động chợ cá Giao Hải Nam Định

Trừ những ngày biển động, chợ cá Giao Hải (Giao Thủy, Nam Định) đều đặn họp 2 phiên/ngày. Buổi sáng, chợ họp từ khoảng 5 - 7 giờ, buổi chiều từ 13 giờ 30 đến 15 giờ 30 theo giờ những con thuyền đánh bắt hải sản trở về

04/10/2015