Thanh Hóa: Kết Luận Vụ Ngao Chết Trắng Đồng

Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, nguyên nhân chính gây ngao chết trong thời gian qua được xác định là do mật độ thả nuôi quá cao, nguồn thức ăn trong tự nhiên không đủ, nên ngao gầy yếu, sức đề kháng kém. Khi thời tiết chuyển rét, môi trường có biến động đã làm cho ngao bị chết.
Theo ước tính sơ bộ, tính đến hết tháng 1, chỉ riêng huyện Hậu Lộc, thiệt hại do ngao chết đã lên tới trên 20 tỷ đồng.
Cũng theo cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa thì hiện nay, tình hình ngao nuôi ở Hậu Lộc nói riêng và một số huyện ven biển nói chung đã ổn định trở lại, không còn hiện tượng chết như trước.
Có thể bạn quan tâm

Tiếp tục những thành quả đạt được từ việc xử lý chất thải chế biến thủy sản, Cty Hoài Nam - Hoài Bắc, DN xử lý môi trường hàng đầu Việt Nam đã làm việc với Sở TN-MT An Giang về xử lý nước thải NM thủy sản theo cơ chế phát triển sạch CDM.

Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết: Vụ lúa hè thu 2014 đã có 4 doanh nghiệp và 1 tổ hợp tác đã liên kết với các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Gò Công Tây và Gò Công Đông thực hiện 1.106,2 ha cánh đồng mẫu lớn.

Hơn 1 tháng trở lại đây, giá gà, vịt thịt ở Hậu Giang, Kiên Giang liên tục giảm, khiến người chăn nuôi gặp khó khăn, còn tiểu thương ngao ngán vi buôn bán kém sôi động.

Được biết, từ đầu tháng 8, tình trạng ngao chết rải rác ở các xã thuộc huyện Tiền Hải, từ ngày 11/8 trở đi ngao chết xảy ra đồng loạt. Tính đến 20/8, đã có hơn 1.000 ha diện tích có ngao chết, chủ yếu thuộc 6 xã của 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nội dung đầu tiên của Nghị định 36 về cá tra là "quy hoạch nuôi". Quy hoạch phải "phát huy lợi thế và tiềm năng của từng địa phương, phù hợp với khả năng tiêu thụ cá tra trên thị trường". Trên cơ sở hiện trạng, "phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu, giá cả và khả năng cạnh tranh của cá tra", từ đó "xác định diện tích, sản lượng của vùng nuôi cá tra thương phẩm". Tóm lại, quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường.