Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cước Vận Chuyển Tăng Cao, Mía Tím Rớt Giá

Cước Vận Chuyển Tăng Cao, Mía Tím Rớt Giá
Ngày đăng: 11/08/2014

Hiện nay, Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang vào vụ thu hoạch mía tím. Tuy nhiên, cước vận chuyển quá cao đã khiến nông dân không thu được gì, thậm chí thua lỗ…

Năm 2013, hộ anh Bo Bo Khá (thôn Dốc Gạo, thị trấn Tô Hạp) thu được 33 triệu đồng từ hơn 2 sào mía tím. Tuy nhiên năm nay, anh chỉ bán được 26 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, anh thu lãi không đáng kể.

Anh Khá cho biết: “Nếu như mọi năm, sau khi thỏa thuận được giá cả, thương lái sẽ giao hết tiền và nhanh chóng thu hoạch hết mía chỉ trong 1 - 2 ngày. Năm nay, thương lái chỉ đặt cọc khoảng 70% và sau cả tuần lễ họ cũng chưa chặt hết mía trên ruộng”.

Cách nhà anh Khá không xa, hộ anh Bo Bo Toàn có gần 1ha mía tím. Những ngày này, vợ chồng anh đang đứng ngồi không yên do đã bỏ quá nhiều vốn đầu tư nên có nguy cơ bị thua lỗ hàng chục triệu đồng. Nếu vụ thu hoạch năm 2013, gia đình anh Toàn bán được 120 triệu đồng tiền mía, thì năm nay chỉ bán được 70 triệu đồng, mặc dù chất lượng mía không hề giảm, trong khi chỉ tính tiền đầu tư phân bón, anh đã mất hơn 60 triệu đồng.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do giá cước vận chuyển năm nay tăng cao. Sau khi Thông tư số 06 của Bộ Giao thông vận tải quy định về giới hạn tải trọng hàng hóa có hiệu lực thi hành, các nhà xe buộc phải giảm tải trọng hàng hóa theo quy định.

Theo anh Lê Châu Cường, thương lái chuyên vận chuyển hàng nông sản Khánh Sơn tiêu thụ ở Đà Lạt, hiện nay xe của anh chỉ được phép chở số lượng hàng hóa bằng 1/3 so với trước đây. Trong khi đó tiền cước cho mỗi chuyến vẫn giữ nguyên. Có nghĩa là cùng một lượng hàng hóa nhưng nay anh Cường phải chi trả tiền cước và thời gian vận chuyển gấp 3 lần so với năm ngoái.

“Ngày trước xe này tôi chở 3 tấn, lên đến Đà Lạt mất 2,5 triệu đồng tiền vận chuyển, nay chỉ chở được 1 tấn cũng mất 2,5 triệu đồng. Đây là xe nhà, chứ xe đi thuê thì tôi không có lãi. Vì vậy, tôi bắt buộc phải hạ giá mua của bà con xuống”, anh Cường chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Lệ Thu, thương lái tại xã Sơn Bình cho biết, nhu cầu tiêu thụ mía tím tại các tỉnh miền Trung, TP. Hồ Chí Minh hay Đà Lạt ít hơn mọi năm, cộng với giá vận chuyển tăng gấp 2 - 3 lần nên lãi thấp.

Do nhiều thương lái không dám mua hàng, nên thị trường mía tím Khánh Sơn năm nay trầm lắng hơn mọi năm. Mía tím là mặt hàng nông sản ăn tươi, đến vụ thì phải thu hoạch để bán cho dù lỗ hay lãi. Và người phải chịu thiệt thòi đầu tiên không ai khác ngoài nông dân.

Theo ông Cao Phạm Cưỡng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Khánh Sơn, việc tiêu thụ mía tím phải qua nhiều khâu trung gian cũng là nguyên nhân dẫn đến người nông dân bị ép bán với giá thấp.

“Hiện nay, hầu hết bà con đều mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ tiền cước vận chuyển để có thể bán mía dễ hơn. Nếu không bán kịp thời, cây mía ra bông thì sẽ không thể tiêu thụ được”, ông Cưỡng nói.

Không chỉ có mía tím, hiện nay là thời điểm thu hoạch nhiều loại nông sản chủ lực của Khánh Sơn như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, mít nghệ... Hầu hết các mặt hàng này đều giảm giá do cước vận chuyển tăng cao, gây thiệt hại không nhỏ cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Cây Giống Ăn Trái “Hút Hàng” Cây Giống Ăn Trái “Hút Hàng”

Năm nay, giá nhiều loại cây giống không chỉ tăng mà tiêu thụ cũng có phần dễ dàng hơn so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, một số loại cây giống đã có dấu hiệu hút hàng do sức mua tăng trong khi nguồn cung giảm…

11/05/2013
Hạn Hán Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Ở Bình Định Hạn Hán Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Ở Bình Định

Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.

12/05/2013
Nuôi Cá Ao Đang Gặp Khó Khăn Về Giá Ở Bến Cầu (Tây Ninh) Nuôi Cá Ao Đang Gặp Khó Khăn Về Giá Ở Bến Cầu (Tây Ninh)

Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.

12/05/2013
Sản Xuất Thành Công Giống Ốc Hương Ở Quảng Ngãi Sản Xuất Thành Công Giống Ốc Hương Ở Quảng Ngãi

Sau 2 năm triển khai dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống ốc hương tại Quảng Ngãi”, Trung tâm Giống thuỷ sản Quảng Ngãi đã sản xuất thành công ốc hương giống, góp phần cung cấp nguồn ốc giống đảm bảo chất lượng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh.

13/05/2013
Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Bắc Ninh Đẩy Mạnh Chăn Nuôi Gia Cầm Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Bắc Ninh

Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

13/05/2013