Thanh Hóa dừng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca

Ông Lê Văn Đốc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa, cho biết như vậy.
Các ngành chức năng và các địa phương chỉ trồng khảo nghiệm để xác định khu vực có diện tích đất đai, khí hậu thích hợp với loại cây này, tuyệt đối không được trồng rộng rãi ở những diện tích chưa qua khảo nghiệm.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng đề án phát triển cây mắcca trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.
Tuy nhiên, trong thực tế triển khai trồng cây mắcca ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh, cây cho năng suất quả rất khác nhau bởi loại cây này yêu cầu nghiêm ngặt về điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai, thổ nhưỡng.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mới có Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành có trồng khảo nghiệm 500 cây mắcca trên diện tích khoảng 2 ha và đã có sản phẩm được 2 năm nay.
Qua khảo nghiệm cho thấy, việc trồng cây mắcca cùng ngày, cùng cách trồng, cùng kỹ thuật nhưng cây trồng ở dưới chân đồi cho năng suất trên 3 tấn/ha, trồng ở lưng đồi và đỉnh đồi chỉ cho năng suất 6-7 tạ/ha.
Thực tế này cho thấy, việc xây dựng đề án quy hoạch phát triển cây mắcca cần có thêm thời gian mới có cơ sở khoa học để xây dựng quy hoạch diện tích trồng.
Hơn nữa, việc đầu tư trồng loại cây này cũng tương đối cao, dao động từ 80-100 triệu đồng/ha, đây là số tiền không hề nhỏ đối với người nông dân nên cũng cần phải có những nghiên cứu kỹ lưỡng mới cho áp dụng rộng rãi.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có một số hộ dân trồng cây mắcca nhưng chưa qua trồng khảo nghiệm để xác định diện tích đất đai, khí hậu phù hợp với loại cây này. Riêng ở huyện Thạch Thành, bà con đã áp dụng trồng rộng rãi loại cây này với diện tích trên 30ha.
Related news

Ông Long cho biết: “Lượng đường tồn kho hiện cao gấp đôi cùng kỳ năm trước, và giá đường tại Cần Thơ cũng đang thấp hơn cùng kỳ năm trước khoảng 1.000 đồng/ki lô gam… trong khi mùa thu hoạch mía niên vụ 2014 – 2015 đã bắt đầu.”

Vài năm trở lại đây, nông dân (ND) xã Thành Lập, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đổi đời nhờ mô hình trồng rau theo quy trình nông nghiệp hữu cơ. Với hướng đi mới, Thành Lập đã có những cánh đồng cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/ha/năm.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, rau xanh tăng giá là do ảnh hưởng của đợt bão lũ vừa qua. Do nước sông Cầu lên cao nên tại các khu vực trồng rau chuyên canh của tỉnh như Huống Thượng (Đồng Hỷ); Đồng Bẩm, Túc Duyên (T.P Thái Nguyên); Nhã Lộng (Phú Bình)… nhiều diện tích rau nằm ven khu vực bờ sông đã bị ngập úng, hỏng hoàn toàn và không có khả năng phục hồi.

Mang kỳ vọng ngành đánh bắt xa bờ Việt Nam sẽ hiện đại và hiệu quả hơn, nhưng chuyến đi biển đầu tiên của con tàu vỏ thép đã không thành công như mong đợi.

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở Tiền Giang đã mạnh dạn mở rộng diện tích trồng sơ ri, đồng thời chú trọng đầu tư KHKT để đảm bảo lượng hàng chất lượng cao XK sang Nhật.