Thành Công Từ Mô Hình Trang Trại Tổng Hợp

Anh Nguyễn Đức Thịnh là hội viên nông dân chi hội thôn Bắc Song, xã Đông Hà huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Đã nhiều năm liền, anh Thịnh được suy tôn là nông dân tiêu biểu của xã, của huyện, của tỉnh bởi thành tích gương mẫu đi đầu thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Gia đình anh Thịnh có trang trại rộng 2.500 m2 với vốn đầu tư trên 700 triệu đồng. Là người năng động, lại chịu khó nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, những năm qua anh đã áp dụng thành công mô hình trang trại tổng hợp: lợn, gà, cá, cây trong kế hoạch phát triển sản xuất của trang trại mình.
Tìm hiểu về kết quả chăn nuôi cụ thể của từng mô hình trong trang trại, anh Thịnh cho biết: anh thường xuyên duy trì nuôi 5 lợn nái và 100 lợn thịt. Tính toán chi li tiền giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc và khấu hao chuồng trại tổng chi hết khoảng 185 triệu đồng.
Đàn lợn nhà anh thường đạt mức tăng trưởng bình quân 20kg/con/thánángau bốn tháng từ 100 con anh có 8000 kg lợn hơi. Nếu giá trung bình thời điểm bán khoảng 25.000 một kg lợn hơi, anh có 200 triệu đồng. Như vậy một năm anh thu từ lợn thịt và lợn nái khoảng 55 triệu đồng. Đối với đối tượng nuôi là gà ta thả vườn, anh luôn duy trì ở mức 500 con với thời gian nuôi một lứa 4 tháng, một năm ba lứa.
Hạch toán thu lãi ba lứa gà một năm cũng khoảng 55 triệu đồng. Với diện tích ao 750m2 và thuận lợn là nguồn nước luôn lưu thông, tận dụng được lượng thức ăn từ phân gà, lợn anh thường thả các giống cá truyền thống, thu lãi khoảng 6 triệu một năm.
Riêng mô hình cây ăn quả, anh chú trọng bởi xác định ngoài làm hàng hoá, cây xanh có tác dụng tạo môi trường xanh, râm mát cho trang trại. Anh đầu tư trồng 12 cây vải thiều, 20 cây bưởi diễn, 50 cây hoè. Hàng năm thu lợi khoảng 6 triệu đồng. Như vậy nhẩm tính thu từ trang trại tổng hợp của trang trại, anh Thịnh mỗi năm thu lãi khoảng 120 triệu đồng.
Anh Thịnh cho biết, có nguồn thu từ trang trại, kinh tế gia đình ngày càng ổn định. Anh có tiền nuôi hai con ăn học đại học chu đáo, nay đã ra trường có việc làm và thu nhập ổn định. Ngoài ra anh còn xây được căn nhà kiên cố hai tầng với diện tích 140m2 và sắm được đầy đủ tiện nghi sinh hoạt hiện đại.
Anh Thịnh chia sẻ, trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, anh tích cực học hỏi tích luỹ kinh nghiệm qua các buổi tham quan trang trại trong ngoài tỉnh; qua tìm đến các nhà khoa học học hỏi và xin giúp đỡ về kỹ thuật. Anh rất mong được trao đổi và tăng cường học tập với các chủ trang trại khác.
Anh cũng hứa sẵn sàng chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm, tư vấn và tạo điều kiện tốt nhất giúp các hội viên nông dân trong tỉnh có nhu cầu mở rộng sản xuất để cùng tạo ra nhiều trang trại làm ăn hiệu quả, góp phần khẳng định đường chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với điều kiện nông dân, nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Có thể bạn quan tâm
Với nhiều ưu điểm vượt trội như: năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu đổ ngã tốt, đặc biệt hàm lượng chất dinh dưỡng trong gạo rất cao... giống lúa đỏ mang tên Ngọc đỏ hương dứa, được một nông dân ở huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) sáng tạo đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều doanh nghiệp trong tỉnh và một số đối tác nước ngoài.

Người trồng mía ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) vừa trải qua một vụ mía khó khăn do giá đường xuống thấp, nắng hạn kéo dài. Trong vụ mía 2015 - 2016, nông dân trồng mía hy vọng Công ty Cổ phần (CP) Đường Ninh Hòa có nhiều chính sách nhằm giảm khó khăn trong sản xuất, tăng năng suất và chất lượng mía.

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.

Diện tích hồ tiêu tăng nhanh chóng đã phá vỡ quy hoạch nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát làm tiêu chết hàng loạt sẽ dập tắt giấc mộng đổi đời từ cây tiêu của người dân Tây Nguyên. Đây là những nguy cơ sẽ làm cây hồ tiêu Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững.