Thành Công Từ Mô Hình Lúa – Tôm

Xuất thân từ một gia đình “nông dân nòi” ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, Lưu Hoàng Anh rất chí thú làm ăn. Anh xác định, là nông dân phải gắn bó với ruộng đồng, phải biết tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó ắt sẽ thành công.
12 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, hầu hết nhân dân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chỉ độc canh con tôm, nhưng anh Lưu Hoàng Anh thì ngược lại. Anh duy trì đều đặn mô hình sản xuất lúa - tôm kết hợp.
Có những năm thời tiết bất lợi, triều cường lên cao gây thiệt hại, nhưng anh Lưu Hoàng Anh không hề nản chí. Với 3 ha đất sản xuất, mỗi năm anh Lưu Hoàng Anh đều có từ 150-250 giạ lúa dự trữ trong nhà.
Vụ mùa năm 2012, gia đình anh là 1 trong 5 hộ dân của ấp Lý Ấn được chọn đầu tư thực hiện dự án lúa - tôm của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Thực hiện vụ tôm trong dự án, anh đã thu về trên 43 triệu đồng sau khi trừ chi phí, còn vụ lúa đạt năng suất gần 4 tấn/ha, thành công nhất trong 5 hộ cùng thực hiện dự án.
Anh cho biết, muốn sản xuất lúa - tôm thành công, trước tiên phải có sự quyết tâm, làm đến nơi đến chốn, chứ không thể theo kiểu làm chơi ăn thiệt. Bí quyết thành công trong sản xuất lúa - tôm kết hợp của anh là phải làm tốt khâu ngăn mặn, giữ ngọt theo phương châm khép kín khuôn hộ.
Không chỉ gắn bó với mô hình lúa - tôm kết hợp, anh Lưu Hoàng Anh còn tận dụng 3 ao nước ngọt trong mương vườn, thả nuôi 300 con cá bống tượng. Chỉ tính riêng mô hình nuôi cá, hằng năm anh thu nhập từ 80-100 triệu đồng.
Anh cho biết, năm 2013 sẽ thuê cơ giới cải tạo 2.000 m2 đất để nuôi cá chình; đồng thời khoanh lô giữ ngọt 1 ha đất ruộng để thực hiện mô hình lúa - cá đồng. Đây là hai loài thuỷ sản có giá trị kinh tế rất cao và ổn định, thị trường tiêu thụ mạnh. Thực hiện thành công ý tưởng này, 2 năm tới gia đình anh sẽ có thu nhập từ 400-500 triệu đồng mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp đang được nhiều nông dân trên địa bàn xã Hòa Hiệp (huyện Cư Kuin, tỉnh Dak Lak) lựa chọn không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động và phát huy thế mạnh của địa phương góp phần tích cực vào xây dựng nông thôn mới.

Do sử dụng chất thải chăn nuôi làm thức ăn cho cá không đúng cách, nước ao hồ tại nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trong tỉnh Bắc Giang đang bị ô nhiễm nặng. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh ở cá liên tiếp xảy ra, nhất là vào mùa nắng nóng gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi và nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Hà Xuân Tùng, 64 tuổi, ở xã Hòa Tân Đông (huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) mỗi năm thu lợi trên 140 triệu đồng nhờ nuôi trùn quế, góp phần tăng thu nhập cho gia đình.

Theo các kết quả nghiên cứu, các bệnh thường gặp trên tôm như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh đầu vàng... thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn chuyển mùa và thời gian tới là giai đoạn thuận lợi nhất để các mầm bệnh trên tôm nuôi phát triển

Thông tin từ cơ quan chuyên môn huyện Châu Thành (Hậu Giang), trong tổng số gần 5.000ha cam sành trên địa bàn huyện thì hiện có đến 2.656ha đang nhiễm bệnh, trong đó có trên 2.172ha bị nhiễm nặng, có khả năng phải chặt bỏ.