Thành Công Từ Mô Hình Lúa – Tôm

Xuất thân từ một gia đình “nông dân nòi” ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, Lưu Hoàng Anh rất chí thú làm ăn. Anh xác định, là nông dân phải gắn bó với ruộng đồng, phải biết tính toán, dám nghĩ dám làm, chịu khó ắt sẽ thành công.
12 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, hầu hết nhân dân ở ấp Lý Ấn, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chỉ độc canh con tôm, nhưng anh Lưu Hoàng Anh thì ngược lại. Anh duy trì đều đặn mô hình sản xuất lúa - tôm kết hợp.
Có những năm thời tiết bất lợi, triều cường lên cao gây thiệt hại, nhưng anh Lưu Hoàng Anh không hề nản chí. Với 3 ha đất sản xuất, mỗi năm anh Lưu Hoàng Anh đều có từ 150-250 giạ lúa dự trữ trong nhà.
Vụ mùa năm 2012, gia đình anh là 1 trong 5 hộ dân của ấp Lý Ấn được chọn đầu tư thực hiện dự án lúa - tôm của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư. Thực hiện vụ tôm trong dự án, anh đã thu về trên 43 triệu đồng sau khi trừ chi phí, còn vụ lúa đạt năng suất gần 4 tấn/ha, thành công nhất trong 5 hộ cùng thực hiện dự án.
Anh cho biết, muốn sản xuất lúa - tôm thành công, trước tiên phải có sự quyết tâm, làm đến nơi đến chốn, chứ không thể theo kiểu làm chơi ăn thiệt. Bí quyết thành công trong sản xuất lúa - tôm kết hợp của anh là phải làm tốt khâu ngăn mặn, giữ ngọt theo phương châm khép kín khuôn hộ.
Không chỉ gắn bó với mô hình lúa - tôm kết hợp, anh Lưu Hoàng Anh còn tận dụng 3 ao nước ngọt trong mương vườn, thả nuôi 300 con cá bống tượng. Chỉ tính riêng mô hình nuôi cá, hằng năm anh thu nhập từ 80-100 triệu đồng.
Anh cho biết, năm 2013 sẽ thuê cơ giới cải tạo 2.000 m2 đất để nuôi cá chình; đồng thời khoanh lô giữ ngọt 1 ha đất ruộng để thực hiện mô hình lúa - cá đồng. Đây là hai loài thuỷ sản có giá trị kinh tế rất cao và ổn định, thị trường tiêu thụ mạnh. Thực hiện thành công ý tưởng này, 2 năm tới gia đình anh sẽ có thu nhập từ 400-500 triệu đồng mỗi năm.
Related news

Ở các nước phát triển, nông dân thường dùng những chậu cá nhỏ, bể nuôi, hoặc hồ nuôi cá để vận dụng làm mô hình sản xuất rau theo phương pháp thủy canh.

Cùng với trồng trọt, huyện Tam Nông đã và đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị, hiệu quả, tập trung ở các hộ có điều kiện về mặt bằng, đầu tư vốn, ứng dụng kỹ thuật giống, thức ăn, phòng trị bệnh. Theo số liệu điều tra đầu năm 2013 toàn huyện có trên 213.100 con trâu, bò giảm gần 30% so với năm 2008; đàn lợn 30 ngàn con, tăng gần 1.900 con; đàn gia cầm có 780 ngàn con, tăng gần 150 ngàn con.

Thời gian gần đây người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá các sản phẩm chăn nuôi giảm. Trung tâm Giống vật nuôi Phú Thọ đã có nhiều giải pháp thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống vật nuôi, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp người chăn nuôi giảm bớt khó khăn.

Sản phẩm gạo Ngọc Trân Điện Bàn do Công ty CP Tập đoàn Điện Bàn chế biến và cung ứng vừa được chào bán ra thị trường Quảng Nam, Đà Nẵng.

Trước tình hình trên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Núi Thành đã hướng dẫn một số biện pháp phòng trừ sâu bệnh ở cuối vụ hè thu. Theo đó, đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, nông dân cần thường xuyên thăm đồng vạch gốc lúa và quan sát kỹ trên từng đám ruộng.