Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thận Trọng Khi Sử Dụng Giống Tiêu Ghép

Thận Trọng Khi Sử Dụng Giống Tiêu Ghép
Ngày đăng: 26/04/2014

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh (Gia Lai) đã nhập khá nhiều giống tiêu ghép không rõ nguồn gốc để bán và trồng đại trà. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có một cơ sở nào cho thấy giống tiêu ghép này sẽ đem lại hiệu quả cao và có thể thay thế các giống tiêu hiện tại.

Dịch bệnh hoành hành trên cây hồ tiêu những năm trở lại đây nên việc xuất hiện một giống tiêu mới có thể kháng được các loại bệnh trên cây tiêu luôn được người dân đặc biệt quan tâm. Nắm bắt được nhu cầu ấy, 2 năm trở lại đây trên địa bàn tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Chư Pưh nói riêng đã xuất hiện nhiều vườn ươm, điểm bán giống tiêu ghép.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, giống tiêu ghép này chưa có kết quả nghiên cứu, đánh giá của các ngành chuyên môn và nhà khoa học, cũng như chưa được tổng kết, đánh giá kết quả qua mô hình trồng thực tế của những hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh.

Năm 2013, nhiều hộ dân trồng tiêu trên địa bàn huyện Chư Pưh đã bỏ một số vốn khá lớn để mua giống tiêu ghép này về trồng. Ông Phạm Bi (ở thôn 6, xã Ia Le) cho biết: trước đây, nhà ông trồng giống tiêu Vĩnh Linh nhưng bị chết gần hết (do bệnh chết nhanh, chết chậm).Năm rồi, nghe giống tiêu ghép có thể hạn chế được các loại dịch bệnh nên ông đã bỏ ra gần 23 triệu đồng để mua giống về trồng khoảng 450 trụ.

Theo lời ông Lê Mạnh Hùng (Trưởng thôn 6), người dân trong thôn nói riêng và người trồng tiêu nói chung không hiểu rõ về hiệu quả của việc sử dụng giống tiêu ghép này đến đâu chỉ thấy trước mắt cây giống rất đẹp, nghe chống được nhiều dịch bệnh nên đã mua về trồng thử.

Nhưng thực tế, qua một năm trồng, nhiều hộ dân phản ánh lại thì cây tiêu ghép phát triển chậm hoặc không phát triển, năm nay phải phá để trồng lại.

Lý giải nguyên nhân cây tiêu phát triển chậm, ông Dương Giải-Chủ vườn ươm Xuân Lộc (thôn 6, xã Ia Le), là người đem giống tiêu ghép này từ Đồng Nai về bán cho các hộ dân năm 2013, cho biết: Có thể năm ngoái giống tiêu dùng để ghép là tiêu lươn nên phát triển chậm.

Năm nay, người dân tự đem giống tới đặt tôi ghép luôn, còn gốc thì tôi lấy từ Đồng Nai về. Năm nay, trong vườn ươm của ông Giải, ngoài 5 ngàn cây giống người dân đặt ông ghép còn có hơn 100 ngàn cây đang được ông ươm, ghép tại vườn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Hoan-Trạm trưởng Trạm Bảo vệ thực vật huyện Chư Pưh cho biết: Qua thực tế tham quan và tìm hiểu với các đồng nghiệp trong ngành tại các tỉnh phía Nam có trồng tiêu ghép cho thấy, dù phần gốc ghép có thể hạn chế bệnh thối gốc, thân (héo chết nhanh) nhưng phần thân ghép phía trên vẫn có bệnh xảy ra và gây chết tại các vườn tiêu ở Đồng Nai bởi lẽ bệnh thối gốc, thân do nấm Phytopthra sp gây ra trên tất cả các bộ phận của cây tiêu.

Mặt khác, cây tiêu ghép có đặc điểm là cây ưa nước, độ ẩm phải luôn ở mức cao thì cây mới sinh trưởng tốt nên phải thường xuyên cung cấp nước cho cây, điều này sẽ làm cho chi phí đầu tư tăng cao, nhất là trong điều kiện không thuận lợi về nguồn nước tưới.

Đặc biệt, việc thường xuyên tưới nước trong giai đoạn kinh doanh sẽ làm cho cây liên tục ra hoa nên quá trình phân hóa mầm hoa không tập trung gây khó khăn trong chăm sóc, thu hoạch, cũng như ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trong khi đó, phần gốc ghép sinh trưởng khá mạnh nếu đầu tư nhiều thì phần tiêu ghép phía trên thu nhận không nhiều về dinh dưỡng, chi phí tỉa chồi, vệ sinh cây ở phần gốc ghép tăng cao mà hiệu quả mang lại không cao.

Vì thế, người dân cần thận trọng, không nên ồ ạt trồng giống tiêu ghép với số lượng lớn mà nên trồng thử nghiệm với số lượng nhỏ để kiểm tra tính hiệu quả của cây giống này nhằm hạn chế thiệt hại về kinh tế đáng tiếc có thể xảy ra.

Tiêu ghép có gốc ghép xuất xứ từ Thái Lan, sống trong vùng ngập nước (nhà vườn thường gọi là cây trầu không Amazon hay trầu không Nam Mỹ), là loại cây chịu nước, chống ngập úng tốt... Cách đây 7 năm đã được một vườn ươm tại huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai dùng để ghép thành công với cây tiêu, đưa vào trồng và cây đã cho trái 2 đến 3 năm trở lại đây.


Có thể bạn quan tâm

Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

25/09/2013
Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

25/09/2013
Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

26/09/2013
Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình) Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

26/09/2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

29/09/2013