Chăn Nuôi Gặp Khó, Nhiều Trang Trại Treo Chuồng
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long, trong thời gian qua, tỉnh đã tập trung thực hiện các dự án nâng cao chất lượng giống bò, tầm vóc đàn bò được cải thiện; các mô hình chăn nuôi heo tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gà an toàn sinh học được tỉnh khuyến khích đầu tư, đã phát triển ở nhiều địa phương.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh ở các tỉnh và khu vực đã làm ảnh hưởng đến việc phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
Tính đến tháng 4/2013, tỷ lệ đàn heo giảm 8,44%; đàn bò giảm 17,17%; đàn gà giảm 2,26%. Đầu ra gặp khó do giá heo hơi, gà công nghiệp giảm mạnh, giá bò cao nhưng nguồn thức ăn tươi khan hiếm. Giá bán giảm sâu, giá thức ăn tăng, vốn cạn nên nhiều trang trại, hộ chăn nuôi phải tạm thời “treo chuồng”.
Có thể bạn quan tâm
Vị trà ngọt thanh tao và mát dịu được kết hợp từ 3 loại cây- cỏ ngọt, chùm ngây và hoàn ngọc- trong đó chùm ngây chiếm hơn 60%.
Diệt mối bằng bẫy sinh học thể hiện tính năng ưu việt hơn các biện pháp khác.
Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh quá trình thực hiện Dự án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Huyện Quang Bình có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện,... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS. Tuy nhiên, việc NTTS cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, chưa quy mô; các hộ dân chủ yếu chỉ nuôi ở ao, ruộng lúa mang tính tự cung, tự cấp nhằm cải thiện đời sống; vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.