Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca

Thận trọng khi phát triển cây tỉ phú mắc ca
Ngày đăng: 07/05/2015

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cho rằng đây là cây trồng mới ở nước ta nên cần phải có kế hoạch về đầu ra của sản phẩm, thị trường tiêu thụ trước khi bắt đầu trồng đại trà; đồng thời khuyến cáo loại cây này không dễ trồng như nhiều người lầm tưởng và đây cũng không phải là “cây tỉ phú” như đồn đại.

Dân mạnh dạn trồng cây mắc ca

Người đưa cây mắc ca bén rễ trên vùng đất Sông Hinh là ông Nguyễn Đức Toán ở thôn Tân An, xã Ea Bar. Được trực tiếp tham quan, học hỏi mô hình trồng mắc ca tại tỉnh Đắk Lắk, cuối năm 2010, ông Toán đã mạnh dạn đầu tư gần trăm triệu đồng mua giống cây mắc ca đem về trồng xen với rẫy cà phê hơn 3ha.

Tháng 7/2014 vừa qua, gia đình ông đã thu bói được 300kg trái khô. Theo ông Toán, cây mắc ca phát triển nhanh, khỏe mạnh, chịu hạn tốt, không có biểu hiện của sâu bệnh và rất thích hợp trên vùng đất huyện Sông Hinh.

Cũng như ông Toán, cuối năm 2010, anh Kso Y Tin ở thị trấn Hai Riêng đã mạnh dạn đầu tư trồng 300 cây mắc ca trên diện tích 1ha đất rẫy của gia đình. Lúc đầu, sau khi trồng xong, anh Kso Y Tin bỏ mặc không chú trọng đầu tư nên cây phát triển chậm. Đến năm 2012, anh mới đầu tư hệ thống nước tưới, phát dọn, chăm sóc vườn cây. Hiện nay, vườn cây của anh đã ra trái bói và sai trái hơn cả vườn cây của ông Toán.

Khác với sự tự phát như hộ ông Toán và anh Kso Y Tin, nhiều hộ trên địa bàn Sông Hinh trồng cây mắc ca theo hợp đồng liên kết với Công ty TNHH thương mại và du lịch Đức Anh (Công ty TNHH Đức Anh), một đơn vị cung cấp giống và bao tiêu sản phẩm cây mắc ca.

Ông Nguyễn Văn Học, xã Ea Bar là một trong những hộ như vậy. Theo ông Học, tham gia hợp đồng, Công ty TNHH Đức Anh cung cấp giống cây mắc ca đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm định. Để khuyến khích nông dân mở rộng diện tích, Công ty TNHH Đức Anh đã hỗ trợ trực tiếp cho người tham gia dự án 25% tổng số tiền cây giống, công vận chuyển. Điều khiến người nông dân an tâm hơn, ngoài việc hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, Công ty TNHH Đức Anh cam kết đảm bảo bao tiêu hết số lượng sản phẩm cây mắc ca theo giá cả thị trường đối với những hộ tham gia dự án.

Từ những kết quả bước đầu, đến nay trên địa bàn huyện Sông Hinh đã có hàng chục hộ đầu tư vốn trồng cây mắc ca với diện tích trên 40ha, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Trol, Ea Ly, Ea Bar. Cũng như cây cao su, trong bốn năm đầu, mắc ca cho phép trồng xen nhiều loại cây trồng ngắn ngày khác như sắn, cà phê, bắp, đậu…

Những người trồng cây mắc ca cho biết, với khoảng cách hàng cách hàng 7m, cây cách cây 6m, hiệu quả canh tác cây ngắn ngày trên diện tích mắc ca giảm không đáng kể, ngược lại chúng còn hỗ trợ giữ ẩm, chống xói mòn đất khi tán cây mắc ca chưa phát triển. Cũng từ thực tế cho thấy, cây mắc ca phát triển đều trên các loại đất, từ đất đỏ, đất đen hay đất pha cát…

Thận trọng khi mở rộng diện tích

Mắc ca là cây trồng còn mới lạ ở vùng đất Sông Hinh, nhưng với những địa phương khác như Đắk Lắk, Lâm Đồng hay một số tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều năm qua, cây mắc ca đã đem lại giá trị kinh tế cao từ việc bán nhân trái mắc ca để xuất khẩu đến các nước trên thế giới. Với giá thị trường 150.000 đồng đến 200.000 đồng/kg như hiện nay, mỗi héc ta mắc ca cho lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, để tránh rủi ro như cây cà phê và cây cao su trước đây, lãnh đạo huyện Sông Hinh rất thận trọng trong việc triển khai trồng cây mắc ca trên quy mô lớn.

Ông Trần Thanh Định, Phó chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết: Năm 2010, huyện đã mời các nhà khoa học tư vấn và tập huấn cho nông dân trong huyện; đồng thời đã có văn bản gửi Sở NN-PTNT và UBND tỉnh cho trồng thí điểm tại Sông Hinh và đến nay, người dân đã trồng được trên 40ha.

Tại hội thảo giới thiệu khả năng phát triển cây mắc ca ở huyện Sông Hinh, các chuyên gia kinh tế khẳng định: Sông Hinh nằm ở độ cao, có khí hậu, thổ nhưỡng lý tưởng, cây mắc ca sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nếu trồng, chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn.

Để giúp nông dân có hướng phát triển kinh tế mới, huyện Sông Hinh đã tạo điều kiện cho Công ty TNHH Đức Anh triển khai dự án đầu tư trồng, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cây mắc ca trên địa bàn huyện. Theo đó diện tích cây mắc ca sẽ được mở rộng lên đến 1.000ha, đồng thời đầu tư vốn xây dựng nhà máy thu mua và chế biến hạt mắc ca tại địa bàn.

“Qua gần 5 năm trồng thí điểm chúng tôi nhận thấy cây mắc ca trồng tại huyện Sông Hinh đều sinh trưởng, phát triển tốt và trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, độ cao khác nhau, mở ra hướng làm ăn mới cho nông dân trên địa bàn. Tuy nhiên, để phát triển cây mắc ca trên quy mô lớn, chúng ta phải hết sức thận trọng. Bà con nông dân không nên trồng ồ ạt, cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp”, ông Trần Thanh Định nói.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh) Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

13/12/2012
Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận Khi Nghề Chăn Nuôi Dê, Cừu Được Rót Vốn Ở Ninh Thuận

Vùng đất Ninh Thuận quanh năm khô hạn thường xuyên, tưởng khó có thể làm giàu từ canh tác, chăn nuôi. Nhưng bằng cơ cấu vật nuôi hợp lý, nhờ được hỗ trợ nguồn vốn kịp thời, Ninh Thuận đã thành một địa phương có nghề chăn nuôi dê, cừu phát triển nhất cả nước.

19/03/2013
Trồng Chuối Thu Tiền Tỉ Mỗi Năm Từ Đồng Vốn Nhỏ Trồng Chuối Thu Tiền Tỉ Mỗi Năm Từ Đồng Vốn Nhỏ

Khởi nghiệp chỉ với 10 triệu đồng, sau vài năm trồng chuối và thêm cả buôn chuối, Phạm Năng Thành (xã Đại Tập, H.Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) đã thu được trên 1 tỉ đồng mỗi năm.

14/12/2012
Nông Dân Nuôi Cá Tra Giỏi Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2013 Nông Dân Nuôi Cá Tra Giỏi Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 2013

Ngày 02/8/2013, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội thi "Nông dân nuôi cá tra giỏi vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2013".

09/08/2013
'Vua' Rắn Mối Miền Tây 'Vua' Rắn Mối Miền Tây

Là thạc sĩ thể dục thể thao nhưng Thuyết lại có đam mê trái ngành. Không chỉ làm giàu từ rắn mối, anh còn nuôi thêm lươn, dế, bồ câu, nhím, heo rừng và cả sâu bọ.

26/06/2013