Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)

Mô Hình Trồng Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím Trái Vụ Ở Võ Cường (Bắc Ninh)
Ngày đăng: 13/12/2012

Mô hình trồng cà chua ghép trên thân cây cà tím trái vụ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bắc Ninh triển khai trình diễn ở phường Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) từ vụ đông xuân năm 2010 đã cho thu nhập với năng suất cao gấp 2 đến 3 lần so với cây chính vụ, mở ra một hướng đi mới cho nông dân địa phương cũng như nông dân trên địa bàn toàn thành phố.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình trồng cà chua trên cây cà tím trái vụ ở cánh đồng thuộc khu Xuân Ổ A, ông Nguyễn Tài Hòa, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Võ Cường trao đổi: Trong các cây rau màu nông dân phường Võ Cường sản xuất thì cà chua là một trong những cây màu có giá trị kinh tế cao, trung bình 1 sào cho thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng tùy theo thời vụ sớm, chính vụ hoặc muộn. Để trồng cà chua đạt hiệu quả từ 15 triệu đồng/sào trở lên cần phải trồng trái vụ và giải pháp khả thi để thực hiện được việc này là sử dụng giống cà chua lai ghép trên gốc cà tím.

Sau khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh làm thử nghiệm ứng dụng kỹ thuật lai ghép cà chua giống trên gốc cà tím ở một số điểm trong tỉnh, vụ hè thu năm 2010 phường Võ Cường được chọn làm điểm để trình diễn mô hình trồng cà chua lai ghép trên thân cây cà tím, hơn 20 hộ nông dân tham gia mô hình đã được các cán bộ kỹ thuật của Viện rau quả (trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) và Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về phương pháp trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh trên cây cà chua. Sau vụ đầu thu hoạch, giống cà chua này cho năng suất 20 tấn/1 sào, giá trị kinh tế từ 30 đến 40 triệu đồng/1 sào.

Trồng cà chua ghép trên gốc cà tím trái vụ thích hợp nhất là vào đầu tháng 8 dương lịch. Ưu điểm của giống cà chua ghép trên gốc cà tím là có khả năng chống chịu nhiệt và kháng bệnh cao, thích hợp trồng trái vụ. Điều quan trọng nhất là cà chua được ghép trên gốc cà tím có bộ rễ khỏe và phát huy thế mạnh của gốc cà tím nên khả năng chống các bệnh khó khắc phục ở cà chua như: Bệnh héo xanh, héo vàng, khô đầu lá, bệnh lở cổ dễ… hầu như được khống chế.

Gia đình bà Nguyễn Thị Liên - ở khu Xuân Ổ A - phường Võ Cường là một trong những hộ tiên phong đưa giống cà chua ghép trên gốc cà tím vào trồng trái vụ. Từ năm 2010, bà Liên đưa vào trồng thử nghiệm 1 sào và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên đạt tỷ lệ sống gần 100%, cho năng suất cao, thu hoạch trái vụ với giá bán trung bình từ 10.000 - 12.000 đồng/kg, trừ chi phí gia đình bà thu lãi được hơn 20 triệu đồng.

Từ thành công này, vụ đông xuân năm nay, gia đình bà Liên tiếp tục duy trì diện tích và đến thời điểm này toàn bộ diện tích cà chua trái vụ của gia đình chị đang bắt đầu được thu hoạch. Bà Liên cho biết: “Trồng trái vụ giống cà chua ghép không khó, cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật từ cách trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch… sẽ thành công”.

Thành công của mô hình trồng cà chua trái vụ lai ghép trên thân cây cà tím ở Võ Cường đã mở ra một hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp của thành phố theo hướng công nghệ cao, việc áp dụng TBKT trồng cà chua ghép trên gốc cà tím sẽ mở ra nhiều triển vọng để nâng cao hệ số sử dụng đất. Nhân giống cà chua ghép thành công sẽ thay thế một phần diện tích trồng cà chua truyền thống ở các địa phương góp phần từng bước thay đổi cơ cấu thời vụ. Đây chính là mô hình cây trồng mới, cho hiệu quả kinh tế cao mà các địa phương khác trên địa bàn Thành phố cần áp dụng và nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Hải Phòng Bảo Tồn Giống Gà Liên Minh Hải Phòng Bảo Tồn Giống Gà Liên Minh

Cách đây ít năm thôn Liên Minh, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, tỉnh Hải Phòng được coi là “đảo của đảo” vì biệt lập với bên ngoài bởi các rặng núi đá cao vút. Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng và giống gà bản địa thuần chủng – mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.

20/09/2014
Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã Quy Trình Thủ Tục Đăng Ký Gây Nuôi Động Vật Hoang Dã

Để quản lý tốt các cơ sở nuôi nhốt động vật hoang dã, việc phối hợp chặt chẽ giữa ngành chức năng với chính quyền địa phương, bà con chăn nuôi nhằm làm rõ ràng nguồn gốc gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn là việc làm quan trọng.

20/09/2014
Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản Trà Vinh Ra Mắt Tổ Hợp Tác Nuôi Bò Sinh Sản

Nhằm xây dựng mô hình làm kinh tế mới trong đoàn viên thanh niên và ngoài quần chúng nhân dân, đồng thời đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho đoàn viên thanh niên và nông dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.

20/09/2014
Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò Thị Xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) Phát Triển, Nâng Cao Chất Lượng Đàn Bò

Những năm gần đây, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) không ngừng nỗ lực phát triển sản các sản phẩm nông nghiệp theo hướng liên kết, tạo sự ổn định, bền vững. Trong đó, phát triển, cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đang được địa phương tập trung thực hiện.

20/09/2014
Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu

Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.

20/09/2014