Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới

Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Hoạt động chính của HTX là: tưới tiêu, tín dụng nội bộ, điện nông thôn, đầu tư cung ứng vật tư thuốc trừ sâu, sản xuất và cung ứng giống, chăn nuôi heo gia công. Trong đó, có 3 dịch vụ không lãi, chỉ nhằm phục vụ cho thành viên HTX là khuyến nông, hỗ trợ làng nghề tiểu thủ công nghiệp và hoa kiểng, bảo vệ thực vật.
Đến nay, tổng vốn hoạt động của HTX trên 13 tỷ đồng , trong đó vốn đóng góp của thành viên là 1,1 tỷ đồng cùng 12.285 cổ phần (90.294 đồng/1 cổ phần góp vốn). Số thành viên hộ tham gia vào HTX gần 1.900 hộ, lao động làm việc tại đơn vị là 80 người.
HTX xác định phải đưa cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao thu nhập, tạo sự cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trên tinh thần đó, HTX thực hiện sản xuất bằng bơm điện 100% (xóa hết máy xăng dầu), đồng thời hướng đến thu hoạch bằng máy, giảm thất thoát và tiết kiệm chi phí.
Nhờ vậy, trong vụ thu đông 2013, HTX đã tiết kiệm cho các thành viên khoảng 2,6 tỷ đồng và năng suất tăng từ 100-200kg/ha. Ngoài ra, toàn bộ các thiết bị bơm điện được cải tiến, nâng cấp đã giúp đơn vị tiết kiệm điện năng sử dụng hơn 960.000 kWh, tiết kiệm được chi phí sửa chữa 265 triệu đồng.
Mô hình cánh đồng liên kết từng bước phát huy hiệu quả và cũng là một trong những định hướng chung của tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà, xóa bỏ hình ảnh nông sản làm ra không được tiêu thụ.
Chính những yếu tố ưu việt của mô hình này mà HTX quyết tâm tham gia vào cánh đồng liên kết từ năm 2013 đến vụ đông xuân 2014. Theo thống kê, có trên 40.000 tấn lúa được doanh nghiệp tiêu thụ với giá cao hơn thị trường 100-200 đồng/kg. Theo nhận định của đơn vị, dù còn khá mới khi thực hiện mô hình nhưng kết quả bước đầu tạo được sự an tâm và phấn khởi cho nông dân.
Những định hướng riêng đã mang lại kết quả phấn khởi cho đơn vị khi doanh thu hàng năm đều tăng: năm 2011, doanh thu HTX đạt được 8,2 tỷ đồng; năm 2012 là 12 tỷ đồng và đến năm 2013 doanh thu tăng lên 15,6 tỷ đồng. Theo đó, thu nhập bình quân của người lao động trong HTX cũng tăng lên, năm 2011 là 1,3 triệu đồng/tháng và tăng lên 3,5 triệu người/tháng năm 2013.
Hòa vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương, đơn vị nhận thực hiện 3 tiêu chí trong 19 tiêu chí: thủy lợi, điện nông thôn và tổ chức sản xuất. Theo đánh giá của các ngành chức năng thì HTX đã đạt được các tiêu chí đảm nhận từ năm 2013.
Không dừng lại đó, đơn vị còn vận động cán bộ thành viên trong HTX chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể, xuất quỹ phúc lợi đóng góp cho UBND xã Bình Thành mỗi năm 100 triệu đồng và duy trì đến năm 2015, nhằm góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới của địa phương. HTX cũng thành lập chi hội khuyến học đi vào hoạt động hiệu quả; vận động các thành viên có đất sản xuất trong HTX đóng góp cho xã nông thôn mới với hơn 2,5 tỷ đồng (2011-2013).
Bằng những nỗ lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Thành vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua HTX nông nghiệp cụm Tây Nam bộ. Riêng 2013, đơn vi nhận được cờ thi đua đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” của UBND tỉnh...
Có thể bạn quan tâm

Từ việc xác định được những lợi thế, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa, nên từ năm 1995, Thanh Hóa có chủ trương lai tạo nâng cao tầm vóc đàn bò vàng nội; trong đó có việc lai tạo, phát triển đàn bò lai hướng sữa.

Trồng hoa súng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của miền Trung. Nắm bắt được điều này, 2 lão nông Ông Văn Trinh và Phan Ngọc Thành, phường Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng quyết định đầu tư và đã thu tiền triệu mỗi ngày

Với sự năng động dám nghĩa, dám làm, từ đôi bàn tay và bằng kiến thức tự tích lũy được qua học tập, giờ anh đã có một trang trại lúa và hoa màu trị giá bạc tỷ. Anh là Lưu Trọng Khánh, thôn Phú Cường, xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang)

Cứ thứ 7 hàng tuần, người dân ở các thôn, bản thuộc xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang lại tấp nập dắt trâu, bò ra bãi đất trống bên dòng sông Phó Đáy hiền hòa để trao đổi, buôn bán. Vì thế mà người dân gọi đây là chợ trâu Hùng Lợi. Hàng hóa ở đây chẳng có gì khác ngoài những chú trâu, bò lừng lững. Chợ bắt đầu họp từ lúc trời tờ mờ sáng cho đến trưa mới tan, có những phiên số lượng trâu, bò mang ra bán lên đến vài chục con. Không ai biết chính xác chợ trâu được hình thành từ khi nào nhưng giờ đây chợ trâu xã Hùng Lợi đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của một xã thuần nông miền núi.

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu ôxy. Trong ao nuôi, ôxy có được là do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước, …Ôxy bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo, vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao