Tham Gia Xây Dựng Nông Thôn Mới

Qua 25 năm hình thành và phát triển, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò) đã trở thành HTX đa dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con, đồng thời góp sức xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Hoạt động chính của HTX là: tưới tiêu, tín dụng nội bộ, điện nông thôn, đầu tư cung ứng vật tư thuốc trừ sâu, sản xuất và cung ứng giống, chăn nuôi heo gia công. Trong đó, có 3 dịch vụ không lãi, chỉ nhằm phục vụ cho thành viên HTX là khuyến nông, hỗ trợ làng nghề tiểu thủ công nghiệp và hoa kiểng, bảo vệ thực vật.
Đến nay, tổng vốn hoạt động của HTX trên 13 tỷ đồng , trong đó vốn đóng góp của thành viên là 1,1 tỷ đồng cùng 12.285 cổ phần (90.294 đồng/1 cổ phần góp vốn). Số thành viên hộ tham gia vào HTX gần 1.900 hộ, lao động làm việc tại đơn vị là 80 người.
HTX xác định phải đưa cơ giới hóa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm hạ giá thành, nâng cao thu nhập, tạo sự cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Trên tinh thần đó, HTX thực hiện sản xuất bằng bơm điện 100% (xóa hết máy xăng dầu), đồng thời hướng đến thu hoạch bằng máy, giảm thất thoát và tiết kiệm chi phí.
Nhờ vậy, trong vụ thu đông 2013, HTX đã tiết kiệm cho các thành viên khoảng 2,6 tỷ đồng và năng suất tăng từ 100-200kg/ha. Ngoài ra, toàn bộ các thiết bị bơm điện được cải tiến, nâng cấp đã giúp đơn vị tiết kiệm điện năng sử dụng hơn 960.000 kWh, tiết kiệm được chi phí sửa chữa 265 triệu đồng.
Mô hình cánh đồng liên kết từng bước phát huy hiệu quả và cũng là một trong những định hướng chung của tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh nhà, xóa bỏ hình ảnh nông sản làm ra không được tiêu thụ.
Chính những yếu tố ưu việt của mô hình này mà HTX quyết tâm tham gia vào cánh đồng liên kết từ năm 2013 đến vụ đông xuân 2014. Theo thống kê, có trên 40.000 tấn lúa được doanh nghiệp tiêu thụ với giá cao hơn thị trường 100-200 đồng/kg. Theo nhận định của đơn vị, dù còn khá mới khi thực hiện mô hình nhưng kết quả bước đầu tạo được sự an tâm và phấn khởi cho nông dân.
Những định hướng riêng đã mang lại kết quả phấn khởi cho đơn vị khi doanh thu hàng năm đều tăng: năm 2011, doanh thu HTX đạt được 8,2 tỷ đồng; năm 2012 là 12 tỷ đồng và đến năm 2013 doanh thu tăng lên 15,6 tỷ đồng. Theo đó, thu nhập bình quân của người lao động trong HTX cũng tăng lên, năm 2011 là 1,3 triệu đồng/tháng và tăng lên 3,5 triệu người/tháng năm 2013.
Hòa vào công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương, đơn vị nhận thực hiện 3 tiêu chí trong 19 tiêu chí: thủy lợi, điện nông thôn và tổ chức sản xuất. Theo đánh giá của các ngành chức năng thì HTX đã đạt được các tiêu chí đảm nhận từ năm 2013.
Không dừng lại đó, đơn vị còn vận động cán bộ thành viên trong HTX chung tay xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm cụ thể, xuất quỹ phúc lợi đóng góp cho UBND xã Bình Thành mỗi năm 100 triệu đồng và duy trì đến năm 2015, nhằm góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới của địa phương. HTX cũng thành lập chi hội khuyến học đi vào hoạt động hiệu quả; vận động các thành viên có đất sản xuất trong HTX đóng góp cho xã nông thôn mới với hơn 2,5 tỷ đồng (2011-2013).
Bằng những nỗ lực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Thành vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Cờ thi đua đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua HTX nông nghiệp cụm Tây Nam bộ. Riêng 2013, đơn vi nhận được cờ thi đua đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua, đạt danh hiệu “Doanh nghiệp tiêu biểu” của UBND tỉnh...
Related news

Cà phê là loại cây trồng chủ lực của tỉnh nhưng những năm qua, nhiều hộ đã thay trồng loại cây khác cho kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, vẫn không ít hộ thành công nhờ thực hiện mô hình cà phê ghép, trong đó có hộ ông Nguyễn Văn Tằm ở thôn 2, xã Long Bình (Bù Gia Mập - Bình Phước).

Mưa lớn liên tục trong khi mương thoát nước bị thu hẹp khiến hàng trăm công lúa thu đông trong tiểu vùng ấp Ninh Thạnh (xã An Tức, Tri Tôn, An Giang) đổ ngã, một phần bị hư hỏng do chìm trong nước. Bên cạnh khẩn trương rút nước để nông dân thu hoạch lúa, việc đầu tư thêm trạm bơm và nạo vét mương nội đồng mới là giải pháp lâu dài.

Dự án Di dân vùng thiên tai có nguy cơ sạt lở đất núi, xã Văn Lăng là dự án xây dựng công trình công cộng, có nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do vậy, kinh phí trồng rừng thay thế được lấy từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Sở Nông nghiệp và PTNT đã được tỉnh giao xây dựng kế hoạch trồng rừng thay thế thuộc dự án theo kế hoạch trồng rừng sản xuất năm 2015 của tỉnh.

Tại mỗi vùng, Liên Thảo đều cử kỹ sư “nằm đồng” giám sát và trực tiếp chỉ đạo người dân SX. Trước khi thu hoạch 1-2 ngày, rau sẽ được test lưu động hoặc tại phòng thí nghiệm, đảm bảo kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, vi sinh vật gây hại... Mỗi sản phẩm của Liên Thảo trước khi đưa ra thị trường đều được dán tem chứng nhận xuất xứ (C/O) và chứng nhận chất lượng (C/Q) theo tiêu chuẩn của Liên Thảo.

Gia đình chị Hà Thị Hoa ở thôn 5 vừa thu hoạch xong 6 sào khoai lang cao sản. Chị Hoa cho biết: “Trước đây, phần đất này, tôi thường trồng sắn nhưng hiệu quả thấp nên năm nay chuyển sang trồng khoai lang. Tôi chọn trồng khoai lang cao sản vì kỹ thuật trồng đơn giản.