Thâm canh lúa cải tiến

Tham gia mô hình bà con được hỗ trợ 100% giống, 30% lượng phân bón và được tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến.
Cụ thể cấy mạ non (2 - 2,5 lá); cấy thưa, cấy 1 dảnh, cấy ô vuông mắt sàng để phát huy khả năng quang hợp, hạn chế sâu bệnh hại; Tưới nước và rút nước phơi ruộng xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ, giữ đất luôn ẩm;
Làm cỏ bằng tay ít nhất 2 - 3 lần sau cấy 30 ngày; Bón cân đối dinh dưỡng, giảm phân hoá học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và hữu cơ vi sinh để cải tạo độ phì cuả đất và bón thúc sớm.
Tại buổi hội thảo, bà con đánh giá đây là mô hình cho hiệu quả thiết thực đối với người dân bởi chi phí đầu vào giảm (giống, phân bón, thuốc BVTV), năng suất cao (mô hình đạt năng suất 73,3 tạ/ha; đối chứng đạt 68 tạ/ha). Ngoài ra còn giảm ô nhiễm môi trường đất, nước và hạn chế được sự phát thải khí nhà kính.
Related news

Mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất phổ biến, tại Việt Nam từ năm 2018 các địa phương giáp biển đều áp dụng

Đây là mô hình có tiềm năng phát triển theo hướng bền vững, mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Giống chanh tứ thời đang được trồng nhiều ở xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bởi đây là loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cao 100 - 130 triệu đồng/ha

Cùng với cây cam sành, cây chanh tứ mùa giúp nhiều hộ nông dân ở xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) “hái ra tiền”.

Với nguồn thu nhập hơn 1,5 tỷ đồng/năm từ sản xuất, chăn nuôi và làm dịch vụ nông nghiệp, ông Đạo Thanh Thích được tặng danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc