Philippines Nhập Thêm 400.000 Tấn Gạo, Việt Nam Có Cơ Hội?
Philippines sẽ nhập thêm 400.000 tấn gạo trong nửa cuối năm 2014 để hỗ trợ dự trữ quốc gia, đặc biệt sau siêu bão Rammasun.
Thông tin này vừa được Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) của Philippines xác nhận.
TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.
Theo GS Võ Tòng Xuân, đây tiếp tục là cơ hội cho gạo Việt Nam, tuy nhiên vấn đề còn lại là việc cạnh tranh thế nào.
Từ trước tới nay Việt Nam vốn đã xuất khẩu lúa gạo với giá rẻ và nhiều họp đồng thành công cũng là nhờ chiêu nay.
Mới đây, Việt Nam đã đấu thầu thành công 800.000 tấn gạo cho Philippines, Hiệp hội Lương thực Việt Nam VFA, trực tiếp là 2 Tổng Công ty Lương thực Vinafood 1, Vinafood 2 đã chào bán với giá quá bèo, mất đi khoản tiền khổng lồ, ước tính lên tới 23,2 triệu USD.
Sau đó, các doanh nghiệp tham gia gói thầu này đã xin được trả lại hợp đồng do nếu bán theo mức giá và những điều khoản do Philippines tạo ra các doanh nghiệp nắm chắc phần lỗ.
Từng nêu ý kiến về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng, lần bỏ thầu giá thấp này, tất cả thương nhân nước ngoài mua gạo Việt Nam đều lấy giá này làm đối sánh đánh sập toàn bộ giá gạo Việt Nam xuống thấp.
"Ngành lúa gạo Việt Nam là một thế mạnh nhưng càng ngày càng bị bào mòn, vắt kiệt sức của nông dân", ông Nam nói.
Tuy nhiên giới chuyên môn cũng thừa nhận, hiện ngoài việc cạnh tranh về giá rẻ thì gạo Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh chất lượng với gạo Thái Lan.
Có thể bạn quan tâm
“Đây là mô hình đáp ứng được nhu cầu cải thiện cuộc sống của nhiều nông dân nghèo, thiếu đất sản xuất và góp phần giải quyết việc làm. Đây cũng được xem là mô hình lý tưởng giúp nông dân vươn lên khá giả, ổn định cuộc sống” – anh Trương Văn Ước (ngụ ấp Hòa Bình 3, xã Hòa Lạc, Phú Tân, An Giang) tâm đắc khi nói về nghề nuôi ếch đã giúp gia đình anh đổi đời.
Nhiều đối tượng nuôi cho hiệu quả kinh tế cao như: cá rô phi, ba ba, tôm càng xanh… đặc biệt con cá lóc bông được thị trường ưa chuộng đem lại thu nhập cao, ổn định, được xác định là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của nông dân Nghĩa Hưng.
Hiện giá gà ta bán ra thị trường khoảng 66 ngàn đồng/kg với gà trống, 76 ngàn đồng/kg gà mái, tăng 6 ngàn đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi đạt lợi nhuận thấp. Riêng giá con giống gà ta lại tăng đột biến, dao động từ 16 - 18,5 ngàn đồng/con, tăng gần 10 ngàn đồng/con so với thời điểm đầu năm. Gà giống “sốt” giá do nhu cầu nuôi gà ta phục vụ thị trường cuối năm tăng cao.
Để tận dụng mặt nước các hồ chứa nhỏ phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng bền vững, năm 2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông – Khuyến lâm huyện Đại Lộc triển khai mô hình nuôi cá lăng nha bằng lồng trên hồ Trà Cân, xã Đại Hiệp.
Cuối năm 2013, trên địa bàn thành phố Hòa Bình chỉ còn 78 lồng cá, trong đó trên 50% là bỏ không nhưng đến tháng 9/2014, toàn thành phố có 137 lồng cá (tăng 76%) và hiện có trên 70% số lồng đang nuôi cá. Phương pháp nuôi thả phù hợp, an ninh trật tự đảm bảo, đầu ra ổn định, cho hiệu quả kinh tế cao chính là lí do khiến cho nghề nuôi cá lồng trên địa bàn thành phố Hòa Bình đang dần “sống lại”.