Thâm canh chè an toàn

Tính đến cuối tháng 9/2015 huyện Xín Mần có trên 2.200 ha chè, chủ yếu là giống chè Shan tuyết, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 1.900 ha, sản lượng chè búp tươi đạt bình quân 5.860 tấn/năm.
Nhằm đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, từ tháng 1 - 10/2015, được sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước, UBND huyện Xín Mần đã triển khai mô hình "Thâm canh cây chè theo tiêu chuẩn GAP" trên quy mô 10 ha tại xã Khuôn Lùng.
Mô hình được hỗ trợ 100% phân đạm, lân, kali, thuốc BVTV và 60% phân hữu cơ vi sinh; người dân đầu tư 40% phân vi sinh, công lao động và được hưởng toàn bộ sản phẩm của mô hình.
Để mô hình triển khai đạt hiệu quả, các ngành chức năng đã phối hợp với huyện triển khai tập huấn kỹ thuật chăm sóc, thu hái và chế biến chè cho hộ tham gia...
Sau hơn 9 tháng triển khai cho thấy: Tổng sản lượng chè búp tươi của 10 ha mô hình đạt 72 tấn, cao hơn so với năng suất chè canh tác theo truyền thống của người dân 4,2 tấn/ha.
Bên cạnh đó, chất lượng của chè búp tươi đã được các cơ quan chức năng của Trung ương giám định và đạt tiêu chuẩn chè sạch theo tiêu chuẩn GAP.
Theo hạch toán, lợi nhuận thu được từ canh tác chè theo tiêu chuẩn GAP đạt gần 15 triệu đồng/ha, trong khi đó lợi nhuận thu được từ canh tác chè truyền thống của người dân chỉ đạt bình quân gần 8 triệu đồng/ha.
Ông Bùi Minh Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết, mô hình đã giúp người trồng chè nâng cao hiểu biết và đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh, chăm sóc, thu hái, chế biến chè. Đồng thời tạo ra sản phẩm chè sạch để khẳng định thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, gà Mỹ NK giá bèo “oanh tạc” khắp các siêu thị lẫn chợ dân sinh đã khiến không ít DN chăn nuôi lao đao. Nếu tình trạng này còn tiếp diễn, khả năng nhiều DN phá sản, hàng loạt trang trại gà phải đóng cửa, treo chuồng là kết quả được dự báo trước.

Đó là thực tế đang xảy ra với diêm dân Bình Định, khi giá muối rớt thê thảm, ở mức thấp nhất trong vòng 5 năm nay, dù muối năm nay được mùa.

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo liên tục sụt giảm cả về lượng lẫn giá trị, dự kiến khó khăn này sẽ kéo dài trong 1-2 năm nữa, tuy nhiên ở tầm trung và dài hạn, xuất khẩu gạo Việt Nam còn nhiều cơ hội gia tăng khi nhu cầu tiêu thụ của thế giới không ngừng tăng lên.

Sau hơn 2 tháng rớt giá thê thảm, mít Thái Lan đang tăng giá trở lại. Trong khi đó, người trồng chanh lại đứng ngồi không yên vì khi thương lái Trung Quốc ngừng mua

Trong tháng 7 và 8, các nhà máy sản xuất đạm Cà Mau, đạm Ninh Bình và đạm Hà Bắc đều tạm ngừng hoạt động một thời gian để bảo dưỡng định kỳ. Tuy nhiên, dự kiến nguồn cung phân đạm nói chung và ure nói riêng sẽ tiếp tục ổn định.