Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch

Sắn Được Mùa, Nỗi Lo Quy Hoạch
Ngày đăng: 01/10/2011

Sắn (mì) vừa trúng mùa, lại được giá, năng suất bình quân đạt 28-30 tạ/ha, nông dân Thừa Thiên - Huế thu lãi 40-50 triệu đồng/ha.

Chị Nguyễn Thị Tâm ở xã Quảng An (huyện Quảng Điền), người có gần 2ha sắn, cho biết: "Năm 2010, giá thu mua củ sắn tươi chỉ ở mức 900 - 1.000 đồng/kg, sau đó nhích dần lên 1.200-1.400 đồng/kg. Với giá này, nông dân chúng tôi rất mừng vì sản xuất có lãi cao".

Không chỉ người dân huyện Quảng Điền vui mừng vì giá sắn cao mà hàng ngàn hộ nông dân tại các vùng chuyên canh sắn như Hương Trà, Phong Điền, Nam Đông... cũng đang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch để không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ.

Một người trồng sắn ở thôn Hà An, xã Hương Phú (huyện Nam Đông) bộc bạch: "Mấy năm gần đây, sắn được mùa nên gia đình tôi tận dụng quỹ đất và thu hoạch rừng keo tràm của mình để trồng sắn. Niên vụ này, gia đình có gần 1ha sắn, cho lãi trên 40 triệu đồng".

Theo các thương lái, nguyên nhân khiến giá sắn tăng cao là do sức tiêu thụ tại các nhà máy chế biến tinh bột sắn trong nước tăng mạnh. Đặc biệt, từ khi Nhà máy tinh bột sắn Phong An đi vào hoạt động và cam kết thu mua sắn với giá ổn định giúp nông dân trên địa bàn tỉnh an tâm sản xuất. Mặt khác, theo giải thích của các chuyên gia ngành nông nghiệp, tại một số nước có diện tích trồng sắn lớn như Thái Lan, Trung Quốc, sau một thời gian canh tác, loại cây này đã làm đất chai cứng, bị sa mạc hóa không thể trồng tiếp. Họ khuyến cáo người dân nên giảm bớt quỹ đất trồng sắn để cải tạo, giữ tài nguyên đất. Vì thế, nguồn nguyên liệu sắn cung cấp cho các nhà máy hoạt động giảm dần, đẩy giá sắn nguyên liệu tăng mạnh.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, niên vụ sắn năm nay, do thời tiết diễn biến thuận lợi nên việc sản xuất diễn ra suôn sẻ, diện tích sắn toàn tỉnh đạt khoảng 5.500ha. Các giống sắn được trồng phổ biến hiện nay là KM94, KM 98-2…; năng suất bình quân đạt 28-30 tấn củ tươi/ha, cá biệt có nơi đạt trên 30 tấn/ha. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành chức năng, bà con không nên thấy giá sắn nguyên liệu tăng cao mà ồ ạt xuống giống, mở rộng diện tích, phá vỡ quy hoạch, để rồi lại mắc phải điệp khúc "được mùa, mất giá", dẫn đến thua lỗ.


Có thể bạn quan tâm

Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định Trang Trại Chăn Nuôi Heo Rừng Có Hiệu Quả Ở Bình Định

Vốn đầu tư không nhiều; thị trường rất tiềm năng; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng đơn giản; rủi ro ít, thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 heo nhà… Đó là những lợi thế vượt trội của việc nuôi heo rừng hiện nay. Ông Nguyễn Văn Bồng, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn (Bình Định) cho biết như vậy.

14/11/2012
Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak Giàu Lên Từ Trang Trại Chăn Nuôi Heo Siêu Nạc Ở Dak Lak

Từng gắn bó với cây cà phê hơn 15 năm nhưng nhìn đi nhìn lại số tiền thu được cũng chỉ đủ trang trải các chi phí sinh hoạt, nuôi con ăn học, có lúc còn rơi vào cảnh nợ nần khi giá cà phê xuống thấp. Sau nhiều lần trăn trở, bàn tính, năm 2006, vợ chồng anh Nguyễn Gia Thiện ở thôn 9 (xã Ea Riêng, huyện MDrak, tỉnh Dak Lak) quyết định chuyển đổi hướng phát triển kinh tế sang chăn nuôi heo siêu nạc.

17/11/2012
Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang Lận Đận Với Cá Tra Ở Hậu Giang

Từ tháng 4-2012 đến nay, cá tra nguyên liệu liên tục rớt giá thảm hại, thậm chí xuống dưới mức giá thành sản xuất làm cho người nuôi cá tra rơi vào tình cảnh khốn khó triền miên.

21/11/2012
Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang Nhân Giống Lúa, Lợi Nhuận Gấp Đôi Ở An Giang

Nông dân Trần Thái Hưng (tư Hưng, ấp Mỹ Thành, xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là người đã thành công với mô hình nhân lúa giống xác nhận 1 và thu lợi nhuận gấp đôi so với việc sản xuất lúa hàng hóa.

21/11/2012
Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp Qui Hoạch Vùng Nuôi Cá Tra Gắn Với Đảm Bảo Môi Trường Ở Đồng Tháp

Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra lớn và trải đều ở hầu hết các huyện, thị trong tỉnh. Tuy nhiên, qua thẩm định của các ngành chức năng cho thấy vẫn còn một số vùng nuôi chưa đảm bảo về môi trường. Theo qui hoạch, đến năm 2020, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ có vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích 2.400 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 1.400 ha nằm trong vùng nuôi cá tra, ngoài ra còn có đến 225 ha nuôi ngoài quy hoạch, gây khó khăn cho việc quản lý. Tình trạng trên xảy ra chủ yếu tại 03 huyện Tân Hồng, Tam Nông và Thanh Bình.

26/11/2012