Thái Nguyên sản xuất giống và nuôi cá Lăng chấm thương phẩm

Mục tiêu của Dự án là xây dựng thành công mô hình sản xuất giống cá Lăng chấm đạt 150.000 con và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm quy mô 4ha. Qua kiểm tra thực tế mô hình sản xuất cá giống tại xóm Bắc Thành, xã Quyết Thắng (T.P Thái Nguyên) cho thấy: Sau hơn 1 năm tổ chức thực hiện, Ban quản lý Dự án đã tiếp nhận chuyển giao được 6 quy trình công nghệ; đào tạo được 4 kỹ thuật viên nắm vững các quy trình công nghệ; đầu tư máy móc thiết bị phục vụ dự án. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn, hướng dẫn chi tiết về quy trình kỹ thuật. Việc tổ chức xây dựng mô hình sản xuất cá giống và nuôi thương phẩm theo đúng tiến độ, kế hoạch được duyệt. Cá giống sau khi được ương nuôi trong ao khoảng 45 ngày tuổi phát triển tốt, chuẩn bị được xuất nuôi thương phẩm.
Dự án góp phần chủ động về giống một số loại cá có giá trị kinh tế cao, từng bước mở rộng mô hình nuôi cá Lăng chấm thương phẩm thành mô hình nuôi phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao sản lượng nuôi, cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi thủy sản.
Related news

Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.

Từ dịp Tết năm 2009 đến nay, người tiêu dùng đã biết đến những cặp bưởi hồ lô in dòng chữ “Tài - Lộc”. Ông Thành cho biết năm nay trái bưởi hồ lô sẽ “biến hóa” thêm 2 hình ảnh mới là thỏi vàng cộng với đồng tiền và chữ “Phúc Lộc Thọ”. Khi được hỏi ai là người nghĩ ra “chiêu” mới này, ông Thành cho biết vì lợi ích của tất cả 26 thành viên trong CLB nên sau nhiều đêm suy nghĩ, ông cùng các thành viên trong CLB đã táo bạo sáng chế thêm 2 cái khuôn có in những chữ trên như muốn chuyển tải đến người tiêu dùng sự may mắn, tiền tài, trường thọ trong dịp năm mới. “Nếu cứ an phận ngồi trên sự thành công cũ thì chắc chắn có ngày sản phẩm của mình sẽ bị bão hòa trên thị trường” - ông Thành chia sẻ.

Trong điều kiện nghề nuôi cá tra xuất khẩu gặp khó khăn kéo dài do giá bán thấp hơn giá thành sản xuất, nhiều hộ nuôi thủy sản trong tỉnh đã chuyển sang nuôi các đối tượng khác để tránh rủi ro và đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Ngày 25.10, ông Lê Văn Phi - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (KL) huyện Phù Mỹ (Bình Định), cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định xử phạt 19,5 triệu đồng đối với 3 hộ (Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Xuân Mỹ và Trần Xuân Thủy) về hành vi nuôi nhốt và tàng trữ trái phép động vật hoang dã.

Cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh kiểm tra sức khỏe tôm nuôi sau đợt lũ vừa qua. Ngoài việc hướng dẫn người dân sử dụng con giống đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, thì việc tổ chức thả giống tập trung tại các vùng nuôi, thực hiện cùng vào, cùng ra để tạo khối lượng hàng hóa lớn gắn với thị trường và thuận lợi cho công tác phòng chống dịch. Người chăn nuôi cần thường xuyên thực hiện khử trùng ao nuôi, hệ thống kênh cấp thoát nước. Các vùng nuôi tôm thâm canh tập trung phát triển thêm các trang trại sản xuất con giống, ương dưỡng giống tôm để nuôi theo hình thức khép kín, đồng thời đảm bảo môi trường nước trong ao nuôi và xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định.