Thái Nguyên Cung Ứng Giống Cho Sản Xuất Vụ Xuân

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố về giống cũng quyết định nhiều đến năng suất và sản lượng mùa vụ. Để sản xuất vụ xuân thắng lợi, yếu tố về giống từ lâu đã được ngành Nông nghiệp chú trọng.
Trong cơ chế thị trường, có rất nhiều đơn vị cung ứng giống trên địa bàn tỉnh, như Công ty Giống cây trồng Thái Nguyên, Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, hệ thống kinh doanh cung ứng giống tư nhân trong tỉnh và tỉnh ngoài nên người nông dân có nhiều điều kiện để lựa chọn. Tuy nhiên, lượng giống do các đơn vị, hệ thống kinh doanh… mới chỉ cung ứng được khoảng 1/3 lượng giống cho mỗi mùa vụ, số còn lại người dân tự để giống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên (Sở Nông nghiệp và PTNT) là 1 trong những đơn vị cung ứng nguồn giống lúa cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Tính đến cuối tháng 1, Trung tâm đã cung ứng được 62 tấn giống lúa lai, 20 tấn giống lúa thuần. Ưu tiên lựa chọn các giống trọng điểm trong cơ cấu giống của ngành Nông nghiệp với những giống mới có tiềm năng, năng suất cao và chất lượng gạo ngon.
Ông Hà Văn Xuân, Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng cho biết: Trung tâm chủ yếu cung ứng giống thông qua các trạm khuyến nông. Đến nay, Trung tâm cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất vụ xuân trên địa bàn. Cái khó hiện nay là nông dân mình làm nông nghiệp nhưng không có kế hoạch chủ động trước, đến sát vụ mới nói cần giống này, giống kia. Mặc dù vậy, Trung tâm luôn tạo điều kiện cung ứng giống trả chậm cho nông dân.
Quá trình thực hiện, Trung tâm đã tổ chức nhân giống và tổ chức dịch vụ cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại giống lúa phục vụ cho sản xuất vụ xuân bảo đảm chất lượng. Hiện vẫn đang trong khung thời vụ gieo cấy, Trung tâm bảo đảm cung ứng đầy đủ và kịp thời giống lúa cho nông dân, đồng thời chuẩn bị đủ lượng giống dự trữ khắc phục hậu quả thiên tai 25 tấn, theo đúng kế hoạch giao của UBND tỉnh, đúng chủng loại và chất lượng.
Cùng với việc cung ứng giống trả chậm của Trung tâm Giống cây trồng Thái Nguyên, tỉnh cũng đã có cơ chế chính sách hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp: Hỗ trợ giá giống lúa lai (30.000 đồng/sào), lúa thuần (20.000 đồng/sào) trên cơ sở cơ cấu giống lúa đã được tỉnh phê duyệt, các địa phương lựa chọn tối đa 5 giống lúa lai để đưa vào sản xuất vụ xuân.
Được biết, cùng với sự hỗ trợ giá giống lúa lai, lúa thuần, các địa phương cũng đã xây dựng chính sách hỗ trợ cho nông dân như: Huyện Định Hóa hỗ trợ 20.000 đồng/sào lúa lai và lúa thuần; T.X Sông Công trích ngân sách địa phương hỗ trợ 30.000 đồng/sào với các giống lúa lai LC 212, Syn 6, SL8H - GS9, Nhị Ưu 838, TH 3 - 3…
Quan điểm chỉ đạo của ngành Nông nghiệp và PTNT là đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiên, mở rộng diện tích thâm canh lúa năng suất, chất lượng cao, xây dựng mô hình cánh đồng lớn, ứng dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật; sử dụng giống lúa ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, thích ứng rộng; áp dụng biện pháp gieo thẳng với chân ruộng chủ động nước, biện pháp ba giảm, ba tăng, thâm canh lúa cải tiến (SRI); đồng thời khuyến cáo nông dân không gieo mạ hoặc gieo thẳng vào các ngày có nhiệt độ không khí dưới 15 độ C. Che phủ nilon cho mạ để tránh rét.
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đã chuẩn bị tốt các điều kiện bảo đảm cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Đến thời điểm này, bà con đã gieo cấy được khoảng 20% diện tích trong tổng số 29.000ha lúa vụ xuân với các giống chủ yếu là: Syn 6, với các giống chủ yếu: lúa lai Syn6, BTE - 1, Thịnh Dụ, TH3 - 3, Bio404, VL20, HT1, HT6, TBR45, Bắc thơm số 7… Trong đó các địa phương như: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, T.X Sông Công đạt khoảng 50 - 70% diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Hoạt động chăn nuôi đang có dấu hiệu khởi sắc, có lợi cho người nông dân. Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Dương - Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tại Hội nghị đánh giá kết quả triển khai mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/12, tại Hà Nội.

Những năm gần đây, nông dân huyện Năm Căn không ngừng tìm hướng đi mới trong sản xuất để phát triển kinh tế gia đình. Mô hình nuôi sò huyết giờ đã trở thành phong trào và giúp nhiều nông dân có thu nhập ổn định.

Cầm trên tay một khay bắp hạt, bà Trần Thị Sạ bước ra bên hiên nhà dưới gọi “lộc, lộc, lộc...” cả chục chú hươu mới trưởng thành chạy ùa ra trước sân chuồng đón mừng một bữa trưa thường nhật. Bỗng có khách lạ vào tham quan, chúng ngơ ngác chạy lùi ra xa. Bà Sạ kể: “Hồi mới đưa về xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng này, nuôi nhốt hai chục con hươu (còn gọi là con lộc) trong chuồng nhà mãi đến mấy tháng sau, chúng mới quen dần tiếng gọi, tiếng chân đi của chủ nhà…”.

Giống lúa năng suất, chất lượng cao Japonica ĐS 1 được trồng thử nghiệm thành công tại thôn Cốc Cai, xã Mậu Duệ (Yên Minh) trong vụ Xuân, vụ Mùa năm 2013.

Chúng tôi tìm đến vườn tiêu của anh Lê Văn Cương, hội viên Hội Nông dân xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập, Bình Phước. Đập vào mắt chúng tôi là những trụ tiêu xanh um, xếp hàng thẳng tắp đang sản xuất theo quy trình VietGap.