Thái Bình: Thanh Long Tím Malaysia Bén Rễ Trên Đất Thái Thụy
“Tôi dự định sẽ nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Đồng thời, sẽ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này bằng cách đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới” - Anh Trịnh Tiến Mạnh chia sẻ.
Anh Mạnh là hội viên nông dân thôn Thái Tài, xã Thụy Duyên, huyện Thái Thụy (Thái Bình). Anh Mạnh thành công với mô hình kinh tế VAC, đặc biệt được nhiều người biết đến bởi có công đưa cây thanh long ruột tím giống Malaysia về trồng và nhân rộng ở trong vùng.
Qua trợ giúp từ bạn bè đi xuất khẩu lao động, làm nhân công các trang trại trồng cây ăn quả ở Malaysia, anh tìm cách đưa giống cây thanh long ruột tím về nước qua đường tiểu ngạch. Từ số hom mua về, anh trồng 300 trụ thanh long, sau đó cây phát triển đến đâu, anh cắt cành nhân giống dần đến đó. Năm 2012, anh đã nhân lên 800 trụ và cho thu bói được 6 tấn quả, bán được 180 triệu đồng. Cùng với thu quả, anh nhân giống bán ra thị trường 1,5 vạn hom, trong đó cung ứng cho Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 9000 hom, thu gần 100 triệu đồng.
Hiện tại, nhiều hộ nông dân trong huyện, trong tỉnh biết đến giống thanh long tím cũng tìm đến tận gia trại của anh mua giống về trồng, được anh hướng dẫn kỹ thuật tận tình chu đáo, đến nay nhiều vườn thanh long đã cho thu hoạch khá.
Anh Mạnh chia sẻ, do ảnh hưởng của cơn bão số 8 cuối năm ngoái nên năm nay năng suất thanh long không cao. Song do thị trường đầu ra thuận lợi, giá bán từ 30 – 40 nghìn đồng/kg nên vườn thanh long vẫn cho thu khá cao. Vợ chồng anh đang thực hiện nhiều dự định, trong đó nhân giống thanh long tím bán cho các gia trại, trang trại bạn nhằm tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Anh sẽ xây dựng thương hiệu, đứng ra làm đầu mối thu mua, bao tiêu sản phẩm, cùng bà con phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trước khi thành công với cây thanh long ruột tím, anh Mạnh đã từng làm nghề cá và chăn nuôi lợn. Song diện tích chật hẹp, khó phát triển và mở rộng chăn nuôi do chất thải làm ảnh hưởng đến môi trường và các hộ gia đình xung quanh. Vợ chồng anh bàn nhau quyết tâm tìm nơi ổn định để phát triển kinh tế gia trại. Thực hiện chủ trương của xã là chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây, nuôi con có giá trị kinh tế cao, năm 2006, gia đình anh Mạnh được chính quyền, hội nông dân và bà con ủng hộ, giúp dồn đổi ruộng tập trung về khu đồng ven làng vốn chua trũng, cấy lúa năng suất thấp. Nhiều người lo ngại, cho rằng anh mạo hiểm khi dám bỏ ra số tiền trên 200 triệu đồng, thuê người đào ao, xây dựng chuồng trại nơi vùng đất khó
Hiện nay, với mô hình gia trại tổng hợp VAC: ao nuôi cá, vườn trồng cây, chuồng nuôi gà, lợn, anh dành một ao để thả cá thịt truyền thống như cá chép, cá chim; một ao làm cá giống phục vụ bà con trong vùng và xuất đi các tỉnh Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương... ; khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm, anh duy trì nuôi trung bình mỗi lứa 70 con lợn, 1.000 gà thịt. Từ khi gia trại phát triển ổn định, mỗi năm cho thu lãi từ ao, chuồng khoảng 250 triệu đồng. Bên cạnh đó, nguồn thu nhập chính từ hơn một mẫu vườn thanh long ruột tím đã mang lại cuộc sống khấm khá cho gia đình anh Mạnh.
Ông Trần Văn Hân - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Anh Mạnh là hội viên nông dân tiêu biểu, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm. Là tấm gương tiêu biểu trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu của hội nông dân xã, là nhân tố tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Anh Mạnh được nhiều người quý mến bởi luôn đi đầu các phong trào ở địa phương, nhiệt tình tham gia công tác xã hội; luôn tận tình giúp đỡ hội viên và mọi người cùng phát triển kinh tế.
Thanh long ruột tím có nhiều ưu điểm như: hình thức quả đẹp, màu ruột lạ, ngon hơn thanh long ruột trắng; dễ trồng, ít sâu bệnh; hợp với đất chua, bạc màu; thời gian sinh trưởng dài, kỹ thuật chăm sóc đơn giản; tiết kiệm được quỹ đất, cho thu quả nhiều lứa/năm…
Có thể bạn quan tâm
TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), chia sẻ với NNVN, cho rằng, đây là “thời” của các DN đầu tư vào nông nghiệp, vì lợi thế cạnh tranh của ngành này đang lớn.
Theo đó, sẽ dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước, trừ 2 khu vực (thuộc Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Đắk Tô, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH một thành viên lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình) đã được phê duyệt phương án, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững quốc tế và việc khai thác thác tận dụng trên diện tích rừng sản xuất Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; tăng cường sự lãnh đạo của chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ rừng; tăng cường và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm theo quy định.
Trước đó, Agribank Quảng Ngãi đã tiến hành thẩm định dự án vay vốn đóng mới tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần nghề cá của Cty CP Thủy sản Lý Sơn. Đây là dự án đóng mới tàu vỏ thép đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi được thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ về cho vay phát triển thủy sản.
Trong khuôn khổ Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2014 tại Cần Thơ, Cty Kỹ thuật công nghệ DKSH phối hợp với Cty TNHH MTV Hậu Hiển Phát giới thiệu các dòng máy kéo New Holland, như máy cày TT45/4WD, TT55/4WD, TT75/4WD, máy cuốn rơm Star, máy xới Maschio, máy tách màu Deasung... phù hợp cho đồng ruộng VN.
Tây Nguyên được đánh giá là vùng trọng điểm về cà phê của cả nước. Hằng năm vào mùa thu hoạch, các hộ nông dân thường xay xát bán ngay cà phê nhân xô để trả nợ vay ngân hàng và trả nợ cho các đại lý vật tư xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu mua thiếu từ đầu niên vụ, đồng thời giải quyết các nhu cầu sinh hoạt khác cho gia đình. Tranh thủ thời cơ này nhiều người dân bỏ tiền ra mua cà phê về cất trữ, chờ giá lên cao bán kiếm lời.