Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chủ Động Vắcxin Cúm Gia Cầm Để Chống Dịch Khẩn Cấp

Chủ Động Vắcxin Cúm Gia Cầm Để Chống Dịch Khẩn Cấp
Ngày đăng: 19/04/2013

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát vừa giao Cục Thú y căn cứ vào tình hình thực tế của dịch cúm gia cầm quyết định cấp vắcxin từ nguồn dự phòng để các địa phương tiêm phòng chống dịch khẩn cấp các ổ dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cục Thú y được giao tổ chức mua, quản lý và sử dụng vắcxin cúm gia cầm dự phòng 2013.

Đồng thời, chịu trách nhiệm xác định số lượng, chủng loại vắcxin dự phòng; hướng dẫn công ty trúng thầu luân chuyển vắcxin để đảm bảo hạn sử dụng; hướng dẫn các địa phương tiêm phòng khi xảy ra ổ dịch cúm gia cầm; quản lý và sử dụng đúng mục đích số lượng vắcxin dự phòng; tổng hợp và báo cáo tình hình sử dụng vắcxin, đồng thời báo cáo Bộ để trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính mua bổ sung vắcxin phục vụ chống dịch khẩn cấp tùy theo tình hình dịch bệnh; quyết toán số lượng vắcxin đã sử dụng và thu hồi hoàn trả ngân sách nhà nước số kinh phí mua vắcxin không có nhu cầu sử dụng sau ngày 31/12/2013.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết dịch cúm gia cầm đã xuất hiện chủng mới (H7N9) và gây chết người tại Trung Quốc. Hiện trên thế giới chưa có vắcxin cúm gia cầm chủng H7N9 để tiêm phòng cho đàn gia cầm.

Vừa mới đây, nhằm chủ động ngăn chặn xâm nhập và lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số người và gia cầm mắc bệnh và chết do cúm A/H7N9 và A/H5N1, ngày 15/4, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường phòng chống dịch cúm gia cầm.

Trong một diễn biến liên quan, tại cuộc họp khẩn chiều 16/4, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nôn thôn Vũ Văn Tám nhận định, dịch cúm gia cầm cơ bản vẫn được kiểm soát, nhưng nguy cơ bùng phát trở lại là rất cao do thời tiết với nhiệt độ thay đổi bất thường làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm. Hoạt động vận chuyển lậu gia cầm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để, nhất là tại các tỉnh giáp biên.

Do vậy, trong 2 tuần tới, các tỉnh cần thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng và giám sát chặt địa bàn để phát hiện kịp thời ổ dịch phát sinh, xác định hiệu lực các loại vắcxin phù hợp. Các lực lượng liên ngành tăng cường thực hiện việc kiểm dịch tại gốc, kiểm soát hiệu quả việc vận chuyển buôn bán gia cầm.


Có thể bạn quan tâm

Trái xoài Việt Nam sắp vào thị trường Nhật Bản Trái xoài Việt Nam sắp vào thị trường Nhật Bản

Tháng 9-2015 Nhật Bản sẽ cho nhập khẩu xoài Cát Chu của Việt Nam, theo ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT).

04/09/2015
Nông dân nuôi tôm miền Tây lại treo ao Nông dân nuôi tôm miền Tây lại treo ao

Giá nguyên liệu dao động ở mức thấp đã khiến không ít hộ nông dân nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quyết định “treo ao” sau khi tôm nuôi xảy ra dịch bệnh.

04/09/2015
Heo của các doanh nghiệp lớn cũng bị phát hiện có chất tạo nạc Heo của các doanh nghiệp lớn cũng bị phát hiện có chất tạo nạc

Tình trạng sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong chăn nuôi tiếp tục gia tăng ở các tỉnh, thành phía Nam. Đợt thanh tra vừa qua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn phát hiện ra chất cấm cả trong những lô heo của các công ty lớn như CP và heo có nguồn gốc từ Anco.

04/09/2015
Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng nhờ giá Kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng nhờ giá

Do năng suất giảm nên lượng hồ tiêu xuất khẩu cả năm 2015 dự kiến đạt khoảng 130.000 tấn, giảm 26.000 tấn so với năm 2014. Tuy vậy, nhờ giá tăng nên kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu vẫn đạt mức khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ.

04/09/2015
Giá cà phê xuống thấp cần được cứu gỡ Giá cà phê xuống thấp cần được cứu gỡ

gày giao dịch cuối cùng của tháng 8-2015 trên sàn cà phê London vừa chấm dứt. Giá thị trường nội địa và kỳ hạn quay về mức thấp nhất tính từ ngày 1-10-2014 - đầu niên vụ 2014-15. Xem ra thử thách còn lớn, cam go còn nhiều cho thị trường cà phê.

04/09/2015