Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thái Bình chủ động chống úng cho lúa mùa và cây màu vụ đông ưa ấm

Thái Bình chủ động chống úng cho lúa mùa và cây màu vụ đông ưa ấm
Ngày đăng: 23/09/2015

Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Thụy Phong (Thái Thụy) vận hành thử nghiệm trạm bơm sẵn sàng cho việc chống úng.

Những ngày qua, thời tiết có mưa vừa, mưa to đã ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng cũng như sự sinh trưởng, phát triển của cây màu vụ đông ưa ấm mới trồng. Dự báo những ngày tới trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa, mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông.

Để cây màu vụ đông ưa ấm sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân:

Với diện tích cây mới trồng (ớt, dưa, bí...) khi gặp mưa to cần che nilon; khẩn trương tháo rút nước, khơi thông dòng chảy khi có ngập úng, tránh hiện tượng thối cây, thối rễ; sau đó phun thuốc Anvil để phòng trừ nấm lở cổ rễ kết hợp với chế phẩm KH, Pennac P, siêu lân... giúp cây nhanh phục hồi.

Nếu thời tiết thuận lợi, bà con có thể bón bổ sung thêm phân cho cây.

Tại Thái Thụy, từ sáng ngày 17/9, trên địa bàn huyện có mưa tại một số nơi, lượng mưa trung bình trên 10mm.

Tuy nhiên, để chủ động chống úng, bảo vệ 13.900ha lúa mùa đang trong giai đoạn trỗ bông, 600ha cây màu vụ đông ưa ấm mới gieo trồng (chủ yếu là ngô và ớt), huyện đã chỉ đạo các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình mưa lũ để có phương án phòng, chống úng kịp thời; chủ động huy động nhân lực triển khai khơi thông dòng chảy trên các sông, kênh mương nội đồng, vét rãnh tiêu thoát nước trên ruộng trồng cây màu.

Nông dân huyện Vũ Thư khơi thông dòng chảy tiêu thoát nước bảo vệ cây màu.

Ở Hưng Hà, nông dân các địa phương đã gieo trồng được 700ha cây màu vụ đông ưa ấm, chủ yếu là dưa, bí, ngô, đậu, đỗ các loại.

Với tổng lượng mưa đo được trên địa bàn huyện từ ngày 15/9 đến 13 giờ ngày 17/9 là 62,5mm, nhìn chung, diện tích lúa mùa và cây màu của huyện chưa bị ảnh hưởng.

Song trước dự báo mưa to đến rất to còn tiếp diễn, huyện đã chỉ đạo các Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn nông dân trong trường hợp có mưa to cần khẩn trương tháo nước nhanh, khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối rễ cây.

Trước mắt, sử dụng nilon che mưa cho diện tích đã trồng bằng phương pháp đặt bầu để tránh bị ảnh hưởng. Đối với diện tích lúa trỗ sau ngày 10/9 cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện, xử lý kịp thời sâu bệnh hại lúa, nhất là bệnh đạo ôn cổ bông.

Đến nay, nông dân Tiền Hải đã thu hoạch được 600/1.300ha cây màu hè thu và trồng được khoảng 400ha cây màu vụ đông ưa ấm. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lớn kéo dài, bà con nông dân cần tập trung thu hoạch rau màu các loại, chủ động khơi thông kênh mương, rãnh thoát nước trên ruộng, đồng thời chuẩn bị hạt giống rau màu để gieo trồng lại những diện tích cây vụ đông chết do mưa lớn.

Các địa phương phân công cán bộ chuyên môn bám sát đồng ruộng, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, có biện pháp ứng phó kịp thời để bảo vệ an toàn cho rau màu.

Từ rạng sáng đến 17 giờ ngày 17/9, tại Vũ Thư, tổng lượng mưa đo được là 32mm. Mưa lớn nhưng không kéo dài nên 8.200ha lúa mùa vẫn an toàn, hơn 1.000ha cây màu, chủ lực là cây ngô mới gieo trồng bị ảnh hưởng nhẹ như trốc hạt, dập cây.

Thiệt hại chủ yếu là gần 200ha rau màu bị dập nát, diện tích ngô quà của một số xã như Minh Quang, Trung An, Song An… bị lao lướt, đổ ngả; một số diện tích rau màu tiêu thoát nước chậm, gây ngập úng cục bộ.

Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi huyện và các xã, thị trấn đã huy động lực lượng kịp thời giải tỏa rau bèo, vật cản trên các tuyến sông trục cấp I, cấp II, tạo điều kiện tiêu thoát nước nhanh; tiến hành mở cửa cống Lân, các cống ngang đê để tiêu nước tự chảy, rút nước trong hệ thống.

Nông dân các địa phương trong huyện tích cực kiểm tra đồng ruộng, tiến hành khơi thông dòng chảy, đẩy nhanh tiến độ tiêu thoát nước mặt ruộng, khẩn trương thu hoạch rau màu bị dập nát, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra.

Vụ mùa năm 2015, thành phố Thái Bình gieo cấy 2.500ha lúa. 385ha cây màu hè thu đã cơ bản thu hoạch xong và đang chuẩn bị làm đất gieo trồng cây màu vụ đông. Đến nay, thành phố cơ bản thu hoạch xong cây màu hè thu và gieo trồng được khoảng 250ha cây màu vụ đông ưa ấm (50ha ngô, 20ha dưa, bí, 180ha rau các loại).

Trước ảnh hưởng không khí lạnh kèm theo mưa, thành phố đã chỉ đạo các phòng chức năng tổ chức kiểm tra công tác phòng trừ sâu bệnh cho lúa mùa cuối vụ và công tác giải phóng dòng chảy, phòng, chống úng để bảo vệ lúa mùa và cây màu vụ đông đã gieo trồng;

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của mưa đối với cây màu vụ đông, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện, nhân lực tổ chức tiêu nước nhanh, chủ động nguồn giống thay thế, khẩn trương làm đất gieo trồng lại những diện tích cây màu vụ đông không có khả năng phục hồi, bảo đảm kế hoạch sản xuất đã đề ra.


Có thể bạn quan tâm

A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới A Xing Chung Tay Xây Dựng Nông Thôn Mới

Là một xã vùng sâu của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), kinh tế chậm phát triển nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, sự đoàn kết, đồng lòng, góp sức của người dân, xã A Xing đã vượt qua khó khăn, đạt được nhiều thành quả nổi bật trên các lĩnh vực. Trong đó nổi bật nhất là kết quả xây dựng nông thôn mới.

27/11/2014
Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới Triển Vọng Từ Một Mô Hình Nuôi Trồng Thủy Sản Mới

Vừa qua, Hội đồng Khoa học tỉnh đã tổ chức nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đối mục tại tỉnh Quảng Bình”. Đây là dự án do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, Công ty cổ phần Thanh Hương (Hải Ninh, Quảng Ninh) chủ trì, kéo dài gần 3 năm với tổng kinh phí lên đến 2,6 tỷ đồng.

26/06/2014
Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao Trồng Mướp Đắng Lai F1 Cho Thu Nhập Cao

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

26/06/2014
Vùng Đất Chuối Tân Long Vùng Đất Chuối Tân Long

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

27/11/2014
Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao Châu Thành (An Giang) Triển Khai 7 Nhà Trồng Nấm Ứng Dụng Công Nghệ Cao

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

26/06/2014