Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thạch đen mất giá gây thiệt hại nhiều tỷ đồng

Thạch đen mất giá gây thiệt hại nhiều tỷ đồng
Ngày đăng: 22/09/2015

Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là địa phương thoát nghèo nhờ trồng cây thạch đen.

Tuy nhiên, vụ thu hoạch năm nay, cây nông nghiệp này mất giá mạnh, ước tỉnh thiệt hại mỗi tạ 1,2 triệu đồng, khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.

Thạch đen là một cây trồng đem lại nguồn thu hàng năm ổn định cho người nông dân Thạch An (Cao Bằng).

Mỗi năm, thạch đen cho thu hoạch hai vụ, sản lượng ước đạt 1.800 tấn, với mức giá khoảng 20 - 26 nghìn đồng/kg. Cao điểm có lúc bán được 40.000 đồng/kg.

Toàn huyện Thạch An có 5 xã trồng trên 300 ha thạch đen. Mỗi ha thu được 50 - 60 tạ, nên thu nhập người dân ổn định, diện tích trồng gia tăng dần theo năm.

Ông Lương Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Thông (Thạch An) cho biết: “toàn xã có 92 ha trồng thạch đen, thu nhập từ cây trồng này mỗi năm giúp hộ nghèo trong xã giảm từ 3 - 5%”.

Tuy nhiên, vụ thu hoạch thứ hai năm 2015, người dân Thạch An đang phải đối mặt với việc thua lỗ nặng khi một kg thạch đen chỉ còn đạt từ 8 – 13 nghìn đồng/kg.

Chưa kể đến, khí hậu khắc nghiệt dẫn đến sản lượng thạch đen thu được sụt giảm 20 - 30% so với các vụ trước. Tổng thiệt hại lên đến nhiều tỷ đồng, khiến người dân thực sự lo lắng.

Bà Đinh Thị Hằng, xóm Nà Pò, xã Đức Thông cho biết: “Nhà tôi năm ngoái thu được 2 tấn thì năm nay chỉ được 1 tấn. Vậy mà giá xuống thấp như thế này, nếu bán ngay sẽ bị lỗ nặng”.

Ông Mã Vĩnh Quyết, Phó Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thạch An cho biết: “Nguyên nhân thạch đen mất giá là do thị trường Trung Quốc giảm mạnh lượng thu mua. Hơn nữa, chúng ta chưa có một đơn vị nào đứng ra thu mua nên giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái”.

Hàng năm, lượng thạch đen thu hoạch được của hộ nông dân huyện Thạch An đều bị kiểm soát giá bởi các thương lái.

Những người đi buôn này lại phụ thuộc vào giá thành xuất sang Trung Quốc dẫn đến việc khi thị trường “hẹp cửa”, người nông dân bị ép bán với giá thấp hoặc rất thấp như năm nay.

Bà Hồ Thị Dùng, khu 5 (thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An), một thương lái lâu năm chuyên thu mua thạch đen cho biết: “Giá xuất thấp thì chúng tôi thu mua thấp. Lợi nhuận không ảnh hưởng nhiều nhưng người nông dân sẽ bị thiệt hại lớn”.

Rõ ràng, việc chọn thạch đen làm cây chủ lực giảm nghèo là hướng đi đúng, nhưng ngành nông nghiệp Cao Bằng nói chung, huyện Thạch An nói riêng chưa tạo ra được môi trường kinh doanh bền vững, an toàn cho người nông dân.

Dẫn đến khi bị trượt giá, người nông dân rơi vào cảnh khốn đốn vì thua lỗ.

Các cấp quản lý trước mắt cần có phương án gỡ khó, giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân. Sau đó, sớm tìm đầu ra lâu dài, bao tiêu thạch đen với giá ổn định, tránh lệ thuộc vào thị trường nước ngoài như hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới Anh Ba Kiên Với Cách Làm Ăn Mới

Đến thăm nhà anh Ba Kiên (Võ Trung Kiên), 58 tuổi, ở xã Phước Vinh, chúng tôi ghi nhận mô hình làm ăn mới của nông dân thời hội nhập. Anh tổ chức sản xuất nề nếp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, bảo đảm kinh tế phát triển bền vững. Anh là một trong những nông dân tiêu biểu vượt khó vươn lên làm giàu trên đồng đất Bảo Vinh.

30/07/2013
Thành Công Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Tầm Ở Sơn La Thành Công Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Tầm Ở Sơn La

Những ngày đầu tháng 10, trong chuyến công tác tại huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), tôi đến thăm mô hình nuôi cá tầm của HTX Hạnh Lợi ở bản Nặm Uôn, xã Chiềng Ơn. Thật bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy những con cá tầm, loài cá chỉ thích nghi ở vùng nước lạnh lại sống khỏe mạnh, phát triển tốt ngay trên hồ thủy điện Sơn La.

18/10/2012
Chữa Và Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi Chữa Và Phòng Bệnh Cho Tôm Bằng Tỏi

Cho đến nay thế giới vẫn chưa tìm ra thuốc chữa bệnh đốm trắng cho tôm. Vậy mà, sau nhiều năm trăn trở, nghiên cứu, một nông dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh bằng tỏi, mở ra một hướng mới trong điều trị bệnh cho tôm.

30/07/2013
Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu Nông Dân Nuôi Cấy Nấm Xanh Phòng Trừ Rầy Nâu

Ông Võ Văn Đỏ, là tổ trưởng nhân giống lúa xã Vĩnh Công, huyện Châu Thành và là nông dân tiên phong tỉnh Long An thực hiện mô hình “Nuôi cấy nấm xanh diệt rầy nâu tại nông hộ” đạt hiệu quả.

21/06/2013
Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua Phát Triển Mô Hình Nuôi Cua

Thời gian gần đây tại các hồ nuôi cua thuộc khu vực sông Trường Giang của hộ ông Lê Văn Khôi (thôn Phú Ngọc, xã Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam) luôn có nhiều người đến xem và không ngớt lời thán phục về mô hình nuôi trồng thủy sản mới đầy hứa hẹn.

31/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.