Thạch đen mất giá gây thiệt hại nhiều tỷ đồng

Huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là địa phương thoát nghèo nhờ trồng cây thạch đen.
Tuy nhiên, vụ thu hoạch năm nay, cây nông nghiệp này mất giá mạnh, ước tỉnh thiệt hại mỗi tạ 1,2 triệu đồng, khiến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Thạch đen là một cây trồng đem lại nguồn thu hàng năm ổn định cho người nông dân Thạch An (Cao Bằng).
Mỗi năm, thạch đen cho thu hoạch hai vụ, sản lượng ước đạt 1.800 tấn, với mức giá khoảng 20 - 26 nghìn đồng/kg. Cao điểm có lúc bán được 40.000 đồng/kg.
Toàn huyện Thạch An có 5 xã trồng trên 300 ha thạch đen. Mỗi ha thu được 50 - 60 tạ, nên thu nhập người dân ổn định, diện tích trồng gia tăng dần theo năm.
Ông Lương Trung Kiên, Phó Chủ tịch UBND xã Đức Thông (Thạch An) cho biết: “toàn xã có 92 ha trồng thạch đen, thu nhập từ cây trồng này mỗi năm giúp hộ nghèo trong xã giảm từ 3 - 5%”.
Tuy nhiên, vụ thu hoạch thứ hai năm 2015, người dân Thạch An đang phải đối mặt với việc thua lỗ nặng khi một kg thạch đen chỉ còn đạt từ 8 – 13 nghìn đồng/kg.
Chưa kể đến, khí hậu khắc nghiệt dẫn đến sản lượng thạch đen thu được sụt giảm 20 - 30% so với các vụ trước. Tổng thiệt hại lên đến nhiều tỷ đồng, khiến người dân thực sự lo lắng.
Bà Đinh Thị Hằng, xóm Nà Pò, xã Đức Thông cho biết: “Nhà tôi năm ngoái thu được 2 tấn thì năm nay chỉ được 1 tấn. Vậy mà giá xuống thấp như thế này, nếu bán ngay sẽ bị lỗ nặng”.
Ông Mã Vĩnh Quyết, Phó Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thạch An cho biết: “Nguyên nhân thạch đen mất giá là do thị trường Trung Quốc giảm mạnh lượng thu mua. Hơn nữa, chúng ta chưa có một đơn vị nào đứng ra thu mua nên giá cả hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái”.
Hàng năm, lượng thạch đen thu hoạch được của hộ nông dân huyện Thạch An đều bị kiểm soát giá bởi các thương lái.
Những người đi buôn này lại phụ thuộc vào giá thành xuất sang Trung Quốc dẫn đến việc khi thị trường “hẹp cửa”, người nông dân bị ép bán với giá thấp hoặc rất thấp như năm nay.
Bà Hồ Thị Dùng, khu 5 (thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An), một thương lái lâu năm chuyên thu mua thạch đen cho biết: “Giá xuất thấp thì chúng tôi thu mua thấp. Lợi nhuận không ảnh hưởng nhiều nhưng người nông dân sẽ bị thiệt hại lớn”.
Rõ ràng, việc chọn thạch đen làm cây chủ lực giảm nghèo là hướng đi đúng, nhưng ngành nông nghiệp Cao Bằng nói chung, huyện Thạch An nói riêng chưa tạo ra được môi trường kinh doanh bền vững, an toàn cho người nông dân.
Dẫn đến khi bị trượt giá, người nông dân rơi vào cảnh khốn đốn vì thua lỗ.
Các cấp quản lý trước mắt cần có phương án gỡ khó, giảm thiểu thiệt hại cho người nông dân. Sau đó, sớm tìm đầu ra lâu dài, bao tiêu thạch đen với giá ổn định, tránh lệ thuộc vào thị trường nước ngoài như hiện nay.
Related news

Ngày 14-10, tại xã Sông Xoài (huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), Sở KH-CN phối hợp với Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ tổ chức trao giấy chứng nhận VietGAP cho 12 hộ với 12,5ha bưởi da xanh của HTX Bưởi da xanh Sông Xoài.

Những ngày qua, người trồng chuối ở huyện U Minh (Cà Mau) vui ra mặt khi giá mặt hàng này liên tục tăng mạnh. Đáng nói, việc trồng chuối không phải bón phân, xịt thuốc và mỗi đợt thu hoạch chỉ cách nhau chừng hơn 1 tháng nên người dân có lợi nhuận cao.

Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

Mới đây, huyện Đơn Dương đã chính thức được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.