Thả 80.000 Con Cá Giống Ra Môi Trường Tự Nhiên Ở Vĩnh Long

Kỷ niệm 54 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam 1-4, góp phần giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và tái tạo, duy trì nguồn lợi thủy sản cho môi trường tự nhiên, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thả 80.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh), trong đó 40.000 con từ nguồn cá giống vận động ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh.
Tại xã Mỹ Hòa, Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long tổ chức mít tinh tuyên truyền ý nghĩa Ngày truyền thống nghề cá 1-4 hàng năm của ngành thủy sản Việt Nam; cung cấp các thông tin cần thiết về tình hình phát triển nghề nuôi trồng, thực trạng khai thác, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của Vĩnh Long; phát hành trên 500 tài liệu phổ biến các qui định của pháp luật về quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, vận động người dân kiên quyết không sử dụng các phương tiện đánh bắt có hại cho nguồn lợi thủy sản…
Là tỉnh có phong trào nuôi thủy sản phát triển mạnh, năm 2013 Vĩnh Long tập trung tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tổ chức tuyên truyền các quy định trong lĩnh vực thủy sản về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản, các quy định về quản lý chất lượng, vệ sinh và thú y thủy sản. Tỉnh Vĩnh Long hiện có tổng diện tích nuôi thủy sản trên 3.200 ha, trong đó có 431 ha mặt nước sử dụng nuôi cá tra thâm canh; 747 lồng bè nuôi cá, trong đó có 600 chiếc đang thả nuôi với đối tượng nuôi chủ yếu là cá điêu hồng tập trung trên các sông Tiền, sông Hậu, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít. Sản lượng thủy sản thu hoạch trong quý I/2013 của tỉnh đạt trên 40.000 tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Sau thời gian giảm giá mạnh, có lúc chỉ còn 8.000 đồng/m2, khiến người trồng cỏ nhung thua lỗ, thì hiện nay giá cỏ nhung tại TP.Sa Đéc đã bắt đầu tăng trở lại. Hiện tại, thương lái đến thu mua cỏ nhung tại vườn với giá 14.000 đồng/m2. Theo một số hộ trồng cỏ nhung, với giá bán hiện tại thì sau khi trừ chi phí, người trồng thu lợi nhuận khoảng 3.000 đồng/m2. Bình quân, cỏ được trồng sau một tháng thì thu hoạch và lợi nhuận trên mỗi công cỏ là khoảng 3 triệu đồng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch chi tiết vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Riêng chủ sở hữu các nhãn hiệu nông sản phải củng cố, sắp xếp lại tổ chức quản lý nhãn hiệu, xây dựng và rà soát lại quy chế, tiêu chuẩn sản phẩm, quy trình sản xuất gắn với nhãn hiệu.

Mấy năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi, đưa cây màu xuống chân ruộng, nông dân 4 xã: Định Hòa, Phong Hòa, Tân Hòa, Vĩnh Thới của huyện Lai Vung đã chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng màu cho thu nhập kinh tế cao, trong đó huệ trắng là loại cây màu đang được nông dân trồng luân phiên trên chân ruộng với diện tích trên 200ha.

Theo kế hoạch, vụ lúa đông xuân 2014-2015 Công ty TNHH MTV kinh doanh và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên sẽ ký kết bao tiêu sản phẩm 420ha lúa của 285 xã viên trong Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp số 1, xã Gáo Giồng.

Mô hình cánh đồng lớn tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc tăng cường liên kết bốn nhà, sản xuất và tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, chủ động trong sản xuất, điều tiết và tiêu thụ lúa gạo. Trên “Cánh đồng lớn” sẽ từng bước dịch vụ hóa các khâu trong sản xuất, từ đầu vào đến thu hoạch, bảo quản, chế biến, tồn trữ...