Tây Ninh phạt 5 cơ sở dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn

Cơ quan này đã ra quyết định cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính cả 5 cơ sở trên với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 3/9, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã ra quyết định xử phạt trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Quốc Nguyên tại ấp Trường Phú, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành 20 triệu đồng vì đã sử dụng chất Salbutamol trên 87 con lợn.
Cùng ngày, trang trại chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Kim Thanh ở ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành cũng bị phạt 20 triệu đồng do có kết quả xét nghiệm dương tính với chất Salbutamol trên 110 con lợn với hàm lượng 4,41 ppb, vượt 2,205 lần so với quy định…
Theo ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có 78 trang trại và 300 hộ gia đình chăn nuôi lợn, với tổng đàn trên 220.500 con.
Để ngăn chặn, không cho các hộ chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc độc hại, gây ảnh hưởng sức khỏe đến người tiêu dùng, hiện lực lượng thú y tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm tại các trang trại chăn nuôi lợn để răn đe, giáo dục, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định.
Những đàn lợn bị phát hiện có dương tính với chất cấm, sẽ bị lập biên bản giữ lại, không cho đưa ra thị trường.
Ông Mấy cho biết thêm, đa số thuốc tạo nạc trong chăn nuôi đều có xuất xứ không rõ ràng, được bán trôi nổi khá nhiều trên thị trường với giá tương đối rẻ, nhiều hộ chăn nuôi tuy biết là chất bị cấm sử dụng, nhưng do hám lợi nên vẫn lén lút sử dụng.
Trong thời gian tới, Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh sẽ mời tất cả các chủ trang trại và hộ gia đình chăn nuôi lợn đến để tiếp tục tuyên truyền sự độc hại của việc sử dụng chất tạo nạc, chất tăng trưởng trong chăn nuôi; đồng thời yêu cầu ký cam kết không được sử dụng bất kỳ chất cấm nào trong chăn nuôi, để bảo vệ người tiêu dùng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định
Có thể bạn quan tâm

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Tin từ Văn phòng UBND xã Vinh Hưng (Phú Lộc - Thừa Thiên Huế), do thời tiết nắng nóng, trong một tuần nay, khoảng 20 ha ao hồ trên địa bàn xuất hiện tình trạng tôm chết tấp vào bờ, tăng khoảng 50% diện tích so với 1 tuần trước đây.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên, hiện rệp sáp bột hồng lây lan nhanh gây hại gần 54ha sắn mới trồng ở các huyện Đồng Xuân, Sông Hinh, Tuy An và TX Sông Cầu. Trong đó, huyện Đồng Xuân gần 49ha, Sông Hinh 2ha, Tuy An 2ha và TX Sông Cầu 1ha, tỉ lệ hại từ 1 đến 70% cây.

Những ngày qua, nhiều cơ quan, đơn vị, người dân quan tâm, chia sẻ với người nông dân về sản phẩm nông sản khó tiêu thụ. Tuy nhiên, sau những giải pháp tình thế, không ít sản phẩm nông sản vẫn đang trong vòng luẩn quẩn được mùa - rớt giá. Bởi vậy, vấn đề trồng cây gì, nuôi con gì để ổn định cuộc sống, làm giàu bền vững là điều đáng quan tâm của chính quyền và người dân các địa phương.

Hiện nay, do giá tiêu hạt trên thị trường luôn ở mức cao, nên nhiều hộ nông dân ở Dak Lak bất chấp khuyến cáo của các ngành chức năng ồ ạt chuyển sang trồng tiêu, đưa diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh tăng lên khá nhanh. Điều này đã khiến cây tiêu đứng trước nhiều nguy cơ về dịch bệnh nếu không có quy hoạch và liên kết bài bản.