Đề Phòng Sâu Bệnh Cuối Vụ Lúa Đông Xuân
Nếu so với tổng diện tích lúa ĐX toàn vùng (hơn 1,5 triệu ha) đã xuống giống thì diện tích sâu bệnh chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Tỷ lệ nhiễm bệnh trên đồng ruộng cũng không đáng lo ngại.
Ông Nguyễn Hữu Huân, Phó Cục trưởng Cục BVTV nhận định, nhìn chung vụ ĐX an toàn về sâu bệnh, nông dân giảm được chi phí đáng kể về thuốc BVTV. Phần lớn diện tích lúa đang trong giai sinh trưởng mạ, đẻ nhánh, làm đòng trổ… Để đảm bảo lúa trúng mùa, năng suất cao ngành BVTV khuyến cáo nông dân tiếp tục thường xuyên thăm đồng, đề phòng dịch hại.
Theo TS Lương Minh Châu, Bộ môn Côn trùng, Viện lúa ĐBSCL, dự báo tuần tới rầy nâu tiếp tục nở, gây hại chủ yếu ở mức nhẹ- trung bình trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, lúa giai đoạn làm đòng trổ có thể có mật số cao cục bộ. Các địa phương cần tăng cường công tác giám sát đồng ruộng và thông tin, khuyến cáo nhanh, cụ thể vùng có mật số rầy nâu cao, rầy tuổi 2- 3 để phun thuốc trừ rầy kịp thời bằng các loại thuốc chống lột xác. Nông dân không nên phun ngừa thuốc trừ sâu rầy. Đặc biệt là đối với sâu cuốn lá nhỏ và sâu keo, trên những ruộng xuất hiện sâu keo không nên để ruộng khô nước.
Để phòng chống rầy nâu hại lúa có hiệu quả, cần áp dụng một số biện pháp như: Không trồng lúa liên tục trong năm, bảo đảm thời gian cách ly giữa hai vụ lúa ít nhất 20- 30 ngày, không để vụ lúa chét; Sử dụng giống lúa chống chịu rầy nâu, lúa giống có chất lượng tốt; Hạn chế mật độ hạt giống xuống còn 80- 100 kg/ha; Gieo sạ đồng loạt né rầy...
Có thể bạn quan tâm
Chi cục Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh Đồng Nai có tổng số đàn heo lớn nhất cả nước với hơn 1,2 triệu con đang nuôi tại 1.261 trang trại, trung bình mỗi ngày có 4.000 con heo được xuất bán. Sau khi có thông tin một số trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại Đồng Nai, người tiêu dùng đã giảm sử dụng thịt heo, giá heo hơi trên thị trường giảm mạnh, từ 56.000 đồng/kg giảm còn 42.000 đồng/kg, gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi của địa phương. Theo đánh giá của Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, thiệt hại do giá heo giảm trong thời gian qua ước tính hơn 500 tỷ đồng.
Năm 2002, anh Nguyễn Trung Hiếu quyết định từ bỏ công việc ở phòng nông nghiệp huyện để về quê xây dựng cơ sở sản xuất tôm sú giống. Anh Hiếu tâm sự, thấy dân mình đầu tư nuôi tôm ngày càng nhiều nhưng nguồn con giống lại phải mua ở tỉnh khác, nguồn giống trôi nổi nên rất dễ xảy ra dịch bệnh. Vậy là mình quyết tâm làm, vừa làm vừa học. Đến khi đã sản xuất thành công tôm sú giống rồi thì lại "bí" đầu ra. Khó khăn càng chồng chất.
Mục tiêu nhằm tạo ra được sản phẩm thuỷ sản chất lượng và an toàn thực phẩm phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu; đánh giá được hiện trạng an toàn vệ sinh thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản cũng như hiệu quả kinh tế các mô hình. Xin giới thiệu những giải pháp để bà con tham khảo:
Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải - Ninh Thuận) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.
Báo cáo của Cục Trồng trọt cho biết: Trước khi bước vào vụ sản xuất ĐX của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên gặp rất nhiều khó khăn do 5 đợt lũ lớn liên tục nối tiếp nhau gây nhiều thiệt hại về người và tài sản, giống bị trôi, đồng ruộng bị sa bồi thuỷ phá, nhiều công trình thuỷ lợi bị hư hỏng nặng