Tây Ninh phạt 5 cơ sở dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn

Cơ quan này đã ra quyết định cảnh cáo, xử phạt vi phạm hành chính cả 5 cơ sở trên với tổng số tiền phạt là 80 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 3/9, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã ra quyết định xử phạt trang trại chăn nuôi lợn của ông Nguyễn Quốc Nguyên tại ấp Trường Phú, xã Trường Đông, huyện Hòa Thành 20 triệu đồng vì đã sử dụng chất Salbutamol trên 87 con lợn.
Cùng ngày, trang trại chăn nuôi lợn của bà Nguyễn Thị Kim Thanh ở ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành cũng bị phạt 20 triệu đồng do có kết quả xét nghiệm dương tính với chất Salbutamol trên 110 con lợn với hàm lượng 4,41 ppb, vượt 2,205 lần so với quy định…
Theo ông Nguyễn Văn Mấy, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Tây Ninh, hiện trên địa bàn tỉnh có 78 trang trại và 300 hộ gia đình chăn nuôi lợn, với tổng đàn trên 220.500 con.
Để ngăn chặn, không cho các hộ chăn nuôi sử dụng chất tạo nạc độc hại, gây ảnh hưởng sức khỏe đến người tiêu dùng, hiện lực lượng thú y tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, lấy mẫu xét nghiệm tại các trang trại chăn nuôi lợn để răn đe, giáo dục, xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định.
Những đàn lợn bị phát hiện có dương tính với chất cấm, sẽ bị lập biên bản giữ lại, không cho đưa ra thị trường.
Ông Mấy cho biết thêm, đa số thuốc tạo nạc trong chăn nuôi đều có xuất xứ không rõ ràng, được bán trôi nổi khá nhiều trên thị trường với giá tương đối rẻ, nhiều hộ chăn nuôi tuy biết là chất bị cấm sử dụng, nhưng do hám lợi nên vẫn lén lút sử dụng.
Trong thời gian tới, Chi cục thú y tỉnh Tây Ninh sẽ mời tất cả các chủ trang trại và hộ gia đình chăn nuôi lợn đến để tiếp tục tuyên truyền sự độc hại của việc sử dụng chất tạo nạc, chất tăng trưởng trong chăn nuôi; đồng thời yêu cầu ký cam kết không được sử dụng bất kỳ chất cấm nào trong chăn nuôi, để bảo vệ người tiêu dùng, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định
Related news

Ngày 1/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ thóc gạo vụ Đông Xuân 2014-2015 theo Quyết định 241 của Thủ tướng Chính phủ.

Từ năm 2006, người dân địa phương tình cờ phát hiện dưới dòng nước đặc quánh phù sa của kinh Xáng Đông Hưng (xã Đông Thới, H.Cái Nước) có nhiều sò huyết tự nhiên, nhất là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán. Sò lớn được bà con thu hoạch bán cho thương lái, sò nhỏ được vài hộ dân thu gom rồi thả vô vuông tôm. Việc sò tự nhiên nuôi xen canh trong vuông tôm sú lớn rất nhanh đã mở ra cơ hội mới cho người dân Đông Thới. Nhiều hộ dân bắt đầu thả sò giống nuôi thử rồi dần dà phát triển sang xã Trần Thới lân cận...

Kinh nghiệm này được nông dân Lý Việt Bắc rút ra sau 3 năm “tăng hu” gầy nuôi được 4 con bò sữa. Anh Bắc cho biết gia đình anh có 6 miệng ăn (cha mẹ già, hai vợ chồng anh và hai đứa con) nhưng chỉ có 2 công vườn trồng chanh. Mỗi năm thu hoạch khoảng 4 tấn trái, nhưng giá cả bấp bênh, chưa bao giờ bán được tới 8.000 đồng/kg. Vợ anh làm công nhân xí nghiệp, còn anh cũng phải đi làm mướn kiếm thêm nhưng cũng không dư dả gì.

Được biết, làng hoa Sa Đéc là một trong những vựa trồng hoa kiểng lớn nhất vùng ĐBSCL, với diện tích trồng hoa kiểng trên 400ha cùng hơn 2.000 hộ trồng và kinh doanh hoa kiểng. Hằng năm, làng hoa Sa Đéc cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước hàng chục triệu giỏ hoa các loại. Giá trị sản xuất hoa kiểng năm 2015 của TP Sa Đéc ước đạt 622 tỉ đồng.

Nhiều diêm dân trên địa bàn tỉnh cho biết, hiện nay việc tiêu thụ muối trải bạt vẫn đang gặp nhiều khó khăn do ít có thương lái thu mua, giá muối trải bạt không chênh lệch nhiều so với muối thường. Giá muối trải bạt thời điểm này là 900 đồng/kg, muối thô chỉ còn 750 đồng/kg, giảm gần 500 đồng so với niên vụ trước.