Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.
Bắt đầu khởi động vào giữa tháng 11.2014, tính đến thời gian trước Tết (16.2) ba nhà máy đường Thành Thành Công Tây Ninh, Biên Hòa Tây Ninh và Nước Trong Tây Ninh đã thu mua, đưa vào chế biến được 1.300.000 tấn mía cây, đạt 84% kế hoạch, lượng đường sản xuất đạt khoảng 140.000 tấn, bằng 123% so cùng kỳ. Trong đó, nhà máy đường Thành Thành Công Tây Ninh đã thu mua, đưa vào chế biến được 751.368 tấn, đạt 86% kế hoạch; lượng đường sản xuất đạt 88.775 tấn.
Giá thu mua mía có chữ đường đạt 10CCS của các nhà máy từ đầu vụ đến nay đạt bình quân 930.000 đồng/tấn, cao hơn các tỉnh trong khu vực khoảng 230.000 đồng/tấn.
Theo các nhà máy đường trong tỉnh, hiện trên địa bàn còn khoảng 250.000 tấn mía (kể lượng mía trồng ở Campuchia) chưa thu hoạch. Các nhà máy sẽ tạo điều kiện tối đa để nông dân sớm thu hoạch, đưa mía về nhà máy, phấn đấu kết thúc vụ vào cuối tháng 3.2015 để bắt tay vào chăm sóc, đầu tư mới vùng nguyên liệu cho vụ mùa năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Để giảm áp lực và tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã kiến nghị các đơn vị chức năng cần điều chỉnh giảm lãi suất vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp xuống dưới mức trần 7% như hiện nay; tăng hạn mức tín dụng và tăng thời gian cho vay.

Nhờ thời tiết từ đầu năm đến nay khá thuận lợi nên người trồng lê ở huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có một vụ lê khá thành công.

Con giống sạch, thức ăn sạch, nền chuồng sạch, môi trường sạch, giết mổ sạch… hầu hết các công đoạn chăn nuôi ở đây đều sạch. Thoạt nghe cứ như hoang tưởng, song nó hoàn toàn có thật.

Vài ngày nay, tại Nghệ An bắt đầu có những trận mưa lớn sau thời gian dài hạn khốc liệt. Mưa dường như khiến nông dân buồn thêm trong tiếc nuối.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, với các cơ chế và chính sách cho ngành chăn nuôi bò sữa thiếu và yếu như hiện nay thì việc nông dân nuôi bò sữa thua lỗ, phá sản và phải nhường chỗ cho sữa nguyên liệu ngoại nhập là thực trạng khó tránh khỏi .