Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Gà Lương Phượng

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.
Với số lượng 500 con gà giống Lương phượng cho 10 hộ nông dân, bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con nông dân nhận thấy được việc xây dựng mô hình đem lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và tạo công ăn việc làm nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo.
Thực hiện các bước xây dựng mô hình, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện đã tiến hành việc chọn hộ gia đình nông dân tham gia chủ yếu là các hộ có mức sống nghèo, thu nhập thấp. Đồng thời, Trạm chọn lựa đơn vị cung ứng giống gà và tiến hành tập huấn kỹ thuật chăn nuôi cho người dân tham gia mô hình. Điều quan trọng của việc thực hiện mô hình này là đề cao tính an toàn sinh học trong việc chăn nuôi gà.
Do vậy, cán bộ kỹ thuật huyện đã chú trọng tập huấn cho nông dân tham gia mô hình nắm vững kiến thức về chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học và chăm sóc thú y; đồng thời biết ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nhằm ngăn chặn, khống chế không để dịch cúm gia cầm phát triển trên diện rộng, đảm bảo khả năng chống chọi với dịch bệnh cho đàn gà ở mức cao nhất.
Ông Nguyễn Văn Định, Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng, cho biết: Đây là mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học, khi triển khai mô hình này, nông dân phải thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật như: úm gà con, phun thuốc sát trùng, chủng ngừa đầy đủ các bệnh... Mặt khác, khâu khử trùng chuồng trại phải đảm bảo, mỗi lần thay trấu độn chuồng là phải tiến hành phun thuốc khử trùng; khay máng để thức ăn phải được vệ sinh sạch sẽ...
Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện: nuôi gà Lương phượng theo mô hình tuy chi phí cao hơn nhưng lợi nhuận cũng cao hơn nhiều lần so với phương pháp nuôi truyền thống. Sau 3 tháng nuôi, tỷ lệ gà sống đạt trên 90% (đạt tỷ lệ sống cao hơn 30% so với gà nuôi ngoài mô hình), trọng lượng xuất chuồng đạt từ 2,5 - 3kg/con, tiêu tốn khoảng 2,5kg thức ăn tăng trọng. Với giá bán khoảng 90.000 đồng/kg, ước tính khi nuôi 50 con gà, trừ chi phí còn thu lãi trung bình khoảng 2.000.000 - 2.500.000 đồng.
Nuôi gà theo mô hình, áp dụng đúng kỹ thuật nuôi khoảng 90 ngày là xuất chuồng, trong khi nuôi các giống gà ta, gà lai phải mất 120 ngày. Việc nuôi gà tương đối dễ dàng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đơn giản, do gà được nuôi nhốt tập trung nên chuồng nuôi chiếm diện tích nhỏ hơn nhiều so với việc nuôi gà trước đây.
Vì vậy, tùy vào điều kiện của thị trường, bà con có thể chọn nuôi các giống gà khác, nhưng để việc chăn nuôi gà tại hộ gia đình thành công thì phải biết áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, tiêm phòng và sát trùng chuồng trại.
Trong thời gian tới, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện sẽ nhân rộng mô hình và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và ứng dụng các tiến bộ công nghệ nhằm giảm giá thành sản phẩm và cung cấp cho thị trường sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.

Hàng năm, đến mùa xuống giống tôm thường xảy ra hiện tượng cháy giống đầu vụ do cầu vượt cung. Năm nay, hiện tượng đó xảy ra trầm trọng hơn, khi các đơn vị cung ứng giống có uy tín như CP, Việt Úc, Nam miền Trung,… giảm sản lượng cung ứng.

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...