Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh Nỗ Lực Về Đích Nông Thôn Mới

Tây Ninh Nỗ Lực Về Đích Nông Thôn Mới
Ngày đăng: 09/12/2014

Xây dựng nông thôn mới (NTM) đã trở thành phong trào rộng khắp ở xã Tây Ninh (Tiền Hải), bộ mặt nông thôn và đời sống người dân chuyển biến tích cực, giao thông nông thôn đi lại thuận tiện, học tập, khám chữa bệnh được nâng cao, an ninh trật tự được giữ vững.

"Với nguồn ngân sách có hạn, Đảng bộ, nhân dân Tây Ninh đã thống nhất lộ trình thực hiện nông thôn mới phải linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, tập trung thực hiện trước các tiêu chí không cần nhiều kinh phí."

(Ông Bùi Đức Thanh, Chủ tịch UBND xã)

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã xác định đội ngũ cán bộ là khâu có tính quyết định trong việc thực hiện xây dựng NTM nên từng bước xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, có lòng nhiệt huyết, sự sáng tạo kết hợp với đội ngũ cán bộ lâu năm có kinh nghiệm, uy tín để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Nhờ vậy, trong điều hành luôn chủ động, sáng tạo, phát huy dân chủ, thu hút được đông đảo nhân dân nhiệt tình cùng chung sức xây dựng NTM. Các đoàn thể, khu dân cư cũng tích cực tuyên truyền để người dân ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện. Những chủ trương, giải pháp xây dựng NTM mà chính quyền xã đề ra đã được nhân dân đồng tình ủng hộ như việc dồn điền, đổi thửa trong năm 2012.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do nhiều vùng sản xuất không đồng đều, nhưng với sự chỉ đạo sát sao, nhanh, gọn Tây Ninh đã có bước đột phá trong dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa. Đến nay, số thửa bình quân giảm xuống còn 1,3 thửa/hộ.

Sau dồn điền, đổi thửa, các thôn đã chỉnh trang đồng ruộng, hoàn thiện hệ thống kênh mương, đường nội đồng. Toàn xã đã tiến hành đào đắp mở rộng bờ vùng, bờ thửa; lắp đặt 735 ống bi ở các cống đầu khâu. Tổng kinh phí chỉnh trang đồng ruộng trên 3.412 triệu đồng; nhân dân hiến 53.000m2.

Cùng với việc tập trung chỉnh trang đồng ruộng, xã đã vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa các giống mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tăng thu nhập cho người dân.

Để trở thành xã NTM, Tây Ninh phải hoàn thành 4 tiêu chí còn lại gồm: giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất trường học, hộ nghèo. Trong đó tiêu chí giao thông được cấp ủy, chính quyền xã xác định cần phải có nguồn lực đầu tư, cũng như sự tham gia tích cực của mỗi người dân mới có thể hoàn thành được. Từ đầu năm đến nay, Tây Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia hiến đất mở đường thôn xóm.

Thực hiện Quyết định số 19 của UBND tỉnh, Tây Ninh đã đăng ký trên 5.000 tấn xi măng, đến ngày 26/11, tiếp nhận được 4.617 tấn để làm đường giao thông nông thôn. Để khuyến khích phong trào làm đường giao thông được lan tỏa rộng khắp, UBND xã cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ cát, đá với số tiền 2,5 tỷ đồng. Phong trào làm đường giao thông đã được triển khai đồng loạt tại 4 thôn.

Nhờ những nỗ lực cố gắng và đóng góp của nhân dân đến nay hoàn thành 32km đường giao thông như trục xã, trục liên thôn, đường nhánh cấp I. Đường trục chính nội đồng cứng hóa trên 6,7km.

Nhân dân hiến 600m2 đất ở, phá dỡ 500m tường dậu... Ngoài ra, tiêu chí thủy lợi, cơ sở vật chất trường học đã được đầu tư hoàn thiện, trong đó nguồn kinh phí xây mới 8 phòng học trường mầm non khoảng 3,6 tỷ đồng. Hoàn thành cơ sở vật chất trường học đã góp phần cho các trường đạt chuẩn mức độ I. Để giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 3% trong năm nay, xã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp giúp hộ nghèo phát triển kinh tế hướng tới thoát nghèo bền vững.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 2,84%. Từ năm 2010 đến nay, tổng nguồn lực huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương đạt 43 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn của cấp trên 20 tỷ đồng, ngân sách xã trên 20 tỷ đồng và nhân dân đóng góp, xã hội hóa gần 3 tỷ đồng.

Với những kết quả đã đạt được, hết năm 2014, xã Tây Ninh sẽ cán đích NTM theo đúng lộ trình đề ra.

Nguồn bài viết: http://baothaibinh.com.vn/60/33444/Tay_Ninh_no_luc_ve_dich_nong_thon_moi_.htm


Có thể bạn quan tâm

Thiệt hại do nghêu chết khoảng 400 tỷ đồng Thiệt hại do nghêu chết khoảng 400 tỷ đồng

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông cho biết, đến thời điểm hiện nay có khoảng 1.500 ha nghêu nuôi của huyện bị chết, ước tổng thiệt hại khoảng 400 tỷ đồng.

20/05/2015
Cá ngừ rớt giá, ngư dân chuyển hướng làm ăn Cá ngừ rớt giá, ngư dân chuyển hướng làm ăn

Mặc dù đang là thời điểm chính vụ khai thác cá ngừ đại dương, nhưng nhiều chủ tàu câu cá ngừ đại dương ở Phú Yên phải chuyển sang khai thác cá chuồn, vì hiệu quả kinh tế cao hơn.

20/05/2015
Hội Nghề cá quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị Hội Nghề cá quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là vô giá trị

Hội Nghề cá Việt Nam vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng phản đối quyết định cấm đánh bắt cá trên biển Đông của phía Trung Quốc và đề nghị sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt hành động trên.

20/05/2015
4 tháng, ngư dân Nha Trang khai thác được 11.200 tấn thủy sản 4 tháng, ngư dân Nha Trang khai thác được 11.200 tấn thủy sản

4 tháng đầu năm ngư dân TP.Nha Trang khai thác được 11.200 tấn thủy sản, giảm 5% so cùng kỳ năm trước. Thời tiết trong tháng thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản. Tuy nhiên chi phí vật tư, giá xăng dầu tăng, giá bán hải sản giảm, không ổn định, chủ tàu giảm lợi nhuận, dẫn đến nhiều tàu cá nằm bờ.

20/05/2015
Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao Nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất hiệu quả cao

Cuối năm 2014, Sở KH-CN chuyển giao cho Trung tâm Thực nghiệm và chuyển giao KH-CN huyện Phước Long (Bạc Liêu) đề tài “Thử nghiệm mô hình nuôi cá lóc đầu nhím trong ao đất sử dụng thức ăn công nghiệp”. Sau khi tiếp nhận đề tài, Trung tâm đã triển khai cho 2 hộ trên địa bàn xã Vĩnh Thanh và thị trấn Phước Long thực hiện.

20/05/2015