Phát triển chăn nuôi hướng thoát nghèo ở Keo Lôm
Keo Lôm hiện có tổng đàn gia súc trên 5.500 con. Trong đó, đàn trâu gần 1.700 con; đàn bò 760 con; đàn ngựa 70 con; đàn lợn 2.417 con và đàn dê 579 con. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tích cực đó là sự đánh đổi bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn của cán bộ xã trong công tác tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức, từ bỏ thói quen chăn nuôi thả rông của người dân.
Ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã Keo Lôm cho biết: Trước đây, người dân chủ yếu nuôi gia súc (trâu, bò, ngựa) để sử dụng làm sức kéo; nuôi lợn, gia cầm chỉ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình, chưa có ý thức phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập. Xã xác định để phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc phải kết hợp vừa tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, vừa khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa.
Thành công của xã trong thời gian qua là tuyên truyền cho 100% hộ chăn nuôi làm chuồng trại, nuôi chăn dắt nên đàn gia súc phát triển ổn định, ít bị dịch bệnh. Đàn gia súc tăng trưởng bình quân 3 – 4%/năm. Thông qua nhiều chương trình, dự án, người dân trên địa bàn xã được hỗ trợ từ con giống, thuốc phòng trị dịch bệnh; kỹ thuật chăm sóc gia súc. Năm 2014, xã Keo Lôm được hỗ trợ 10 còn bò từ Nghị quyết 30a của Chính phủ và 30 con bò từ Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Ông Hờ A Tỉnh, bản Tìa Dênh C cho biết: Năm 2012, gia đình tôi được hỗ trợ 1 con bò giống từ Nghị quyết 30a/CP. Tôi rất vui mừng bởi đó là mơ ước bấy lâu của gia đình. Sau khi nhận bò, tôi đã làm chuồng, chăm sóc bò cẩn thận, thường xuyên tiêm vắc xin phòng trị bệnh nên bò luôn khỏe mạnh, phát triển và sinh bê. Cuối năm 2014, tôi bán con bò đầu tiên thu về 20 triệu đồng. Đến nay, đàn bò của tôi vẫn duy trì 3 con. Nhờ sự giúp đỡ của Nhà nước, gia đình tôi đã thoát nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Không chỉ trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức xã hội để phát triển chăn nuôi đại gia súc thoát nghèo, chính quyền xã Keo Lôm đã tích cực tuyên truyền người dân mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội đầu tư phát triển chăn nuôi. Hiện nay, toàn xã có 194 hộ vay vốn với tổng dư nợ 13.6 tỷ đồng, trong đó có 90% hộ vay vốn đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc. Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Điển hình là hộ ông Lò Văn Một, bản Suối Lư 1, xã Keo Lôm. Năm 2006, từ 15 triệu đồng vay của Ngân hàng CSXH huyện, ông Một mua 2 con bò giống. Sau 3 năm chăn nuôi, đàn bò đã phát triển thêm 2 con. Ông Một cho biết: Nuôi bò là nghề mới tại bản Suối Lư. Ngoài những kiến thức và kỹ thuật chuyên sâu về nuôi bò sinh sản thì nguồn vốn để phát triển đàn bò là vấn đề khó khăn. Bởi vì, giá bò giống đắt. Song được sự quan tâm, tạo điều kiện của Ngân hàng CSXH huyện tôi không còn lo lắng về vốn để phát triển đàn bò. Năm 2009, sau khi trả hết số nợ cũ, tôi vay thêm 30 triệu đồng để nâng cấp cơ sở chăn nuôi.
Đến nay, đàn bò tôi có 15 con, quá nửa số đó đang đến kỳ sinh sản, tổng giá trị đàn bò lên đến hàng trăm triệu đồng. Bây giờ, tổng thu nhập bình quân mỗi năm của gia đình ông Một khoảng 50 – 60 triệu đồng từ việc bán bò giống. Không những thoát nghèo mà ông Lò Văn Một còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế điển hình tại bản Suối Lư 1.
mso-fareast-font-family:"Times New Roman"">Nói về hiệu quả của việc phát triển chăn nuôi, ông Vàng Quốc Minh, Chủ tịch UBND xã phấn khởi cho biết thêm: xã có nhiều hộ thoát nghèo nhờ phát triển chăn nuôi gia súc. Bước đầu hình thành vùng chăn nuôi gia súc tại các bản như: Suối Lư 1, 2, 3; bản Keo Lôm 2, bản Tìa Dênh C… Phát triển chăn nuôi góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 47,8%, giảm 12% so với năm 2010.
Có thể bạn quan tâm
Nhờ nuôi gà mái đẻ mà có thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng, 60 triệu/năm là mô hình chăn nuôi gà mái đẻ của gia đình cô Nguyễn Thị Tuyết Sương sống tại thôn Bình An, thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam.
Hươu là con vật dễ nuôi, rất ít dịch bệnh, nguồn thức ăn chủ yếu là phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp nên chi phí ít, hiệu quả kinh tế cao.
Tân Bình là một xã ven biển của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh). Xã có khoảng 400ha bãi triều được bà con sử dụng để nuôi tôm, khai thác sá sùng, ốc, ngao... và tận dụng bãi triều để nuôi vịt đẻ trứng.
Tuy chỉ đạt giải khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI nhưng giải pháp cải tiến kỹ thuật ghép mai cảnh và trồng ớt trên trụ được nhiều người quan tâm.
Đến cuối tháng 10, sản lượng chè búp tươi của tỉnh Yên Bái mới chỉ đạt 72 ngàn tấn (bằng 84% kế hoạch năm và giảm 7% so cùng kỳ), chế biến trên 17 ngàn tấn chè thành phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân?