Tập Trung Xuống Giống Gần 75.000 Ha Lúa Vụ Đông Xuân

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.
Do vụ đông xuân 2014 - 2015 là vụ chính trong năm nên cùng với ban hành lịch thời vụ khung xuống giống đồng loạt, để né rầy gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cho từng vùng, trong đó khu vực các huyện phía tây tập trung xuống giống từ 25-11 - 5-12 dứt điểm và các huyện còn lại từ 5 - 25-12 xuống giống dứt điểm.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh còn huy động công sức nông dân tập trung hoàn thiện mạng lưới thủy lợi nội đồng; tuyển chọn giống lúa hạt dài, phẩm chất tốt đưa vào cơ cấu sản xuất. Cơ cấu giống lúa được bố trí với tỉ lệ giống chất lượng cao, chiếm trên 70%, chất lượng trung bình 20% còn lại là giống khác, trong đó các giống chủ lực: OM 4900, OM 5451, OM 6976, Jasmine 85, Nếp Bè, Nàng Hoa 9,...
Bên cạnh đó, tỉnh triệt để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới như: Công nghệ sinh thái, 1 phải, 5 giảm, bón phân theo bảng so màu lá lúa, quản lý các đối tượng sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng... đồng thời có giải pháp phòng chống hạn mặn giảm nhẹ được thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các địa phương, các ngành hữu quan như: Bảo vệ thực vật, khuyến nông, các cơ quan thông tin đại chúng,... tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cập nhật kịp thời diễn biến sâu bệnh và các biện pháp quản lý, phòng chống một cách chủ động.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tap-trung-xuong-giong-gan-75000-ha-lua-vu-dong-xuan-567101/
Có thể bạn quan tâm

Từ kết quả trên, xã Nga Tiến tiếp tục cải tạo 34 ha cói kém hiệu quả sang trồng lúa. Để hỗ trợ nông dân trong vùng chuyển đổi diện tích trồng cói kém hiệu quả, UBND huyện Nga Sơn tiếp tục cơ chế hỗ trợ về giống lúa, khoa học sản xuất thâm canh cây lúa và đầu tư các công trình thủy lợi phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất.

6 tháng đầu năm, XK thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều tăng tương ứng là 7,32%, 51,33% và 35,28%...

Ngày 5/8, tại TP Cần Thơ, nhiều đại biểu dự hội nghị “Bàn các giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức đã đặt vấn đề: Nói ĐBSCL thiếu gạo như chuyện không tưởng. Vậy một lượng lúa gạo lớn đang nằm ở đâu?

Địa phương trồng nhiều cây sắn dây hiện nay ở Nam Đàn (Nghệ An) có các xã: Nam Thanh, Nam Nghĩa, Nam Xuân, Nam Anh, Nam Lộc, Vân Diên,… Trong đó, xã Nam Anh là xã có truyền thống và kinh nghiệm trồng sắn dây lâu đời nhất ở Nam Đàn.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) những tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Nam Định tiếp tục phát triển. Nhiều vùng nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như vùng cá diêu hồng, cá bống bớp, cá lóc bông; nhiều trang trại NTTS được thành lập.