Tập Trung Xuống Giống Gần 75.000 Ha Lúa Vụ Đông Xuân
Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.
Do vụ đông xuân 2014 - 2015 là vụ chính trong năm nên cùng với ban hành lịch thời vụ khung xuống giống đồng loạt, để né rầy gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá cho từng vùng, trong đó khu vực các huyện phía tây tập trung xuống giống từ 25-11 - 5-12 dứt điểm và các huyện còn lại từ 5 - 25-12 xuống giống dứt điểm.
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh còn huy động công sức nông dân tập trung hoàn thiện mạng lưới thủy lợi nội đồng; tuyển chọn giống lúa hạt dài, phẩm chất tốt đưa vào cơ cấu sản xuất. Cơ cấu giống lúa được bố trí với tỉ lệ giống chất lượng cao, chiếm trên 70%, chất lượng trung bình 20% còn lại là giống khác, trong đó các giống chủ lực: OM 4900, OM 5451, OM 6976, Jasmine 85, Nếp Bè, Nàng Hoa 9,...
Bên cạnh đó, tỉnh triệt để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới như: Công nghệ sinh thái, 1 phải, 5 giảm, bón phân theo bảng so màu lá lúa, quản lý các đối tượng sâu bệnh theo nguyên tắc 4 đúng... đồng thời có giải pháp phòng chống hạn mặn giảm nhẹ được thiệt hại do thiên tai gây ra.
Ngoài ra, tỉnh yêu cầu các địa phương, các ngành hữu quan như: Bảo vệ thực vật, khuyến nông, các cơ quan thông tin đại chúng,... tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, cập nhật kịp thời diễn biến sâu bệnh và các biện pháp quản lý, phòng chống một cách chủ động.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201412/tap-trung-xuong-giong-gan-75000-ha-lua-vu-dong-xuan-567101/
Related news
Hơn mười năm qua, Tổ hợp tác (THT) Đầm Chông thuộc làng biển Mỹ Tân (xã Thanh Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận) luôn bám biển, phát huy nghề truyền thống đánh bắt thuỷ sản bằng lưới đăng hiệu quả, tạo công ăn việc làm và ổn định thu nhập cho hàng chục lao động địa phương.
Ngoài việc phải bảo đảm điều kiện cách xa khu dân cư, quy trình chăn nuôi khép kín, mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao còn được chính quyền địa phương ủng hộ nhờ hiệu quả ổn định nên bà con nông dân xã Cây Trường, huyện Bàu Bàng (Bình Dương) rất an tâm đầu tư thực hiện mô hình này.
Để chủ động phòng bệnh, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thuỷ sản tiếp tục tăng cường công tác triển khai phòng chống dịch trên toàn tỉnh, song song đó thực hiện tiêm phòng, quản lý tốt các hoạt động giết mổ, bày bán, tiêu thụ gia súc, gia cầm.
Sau những năm tháng trồng rau thuê ở thành phố Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Chiêu, ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) trở về quê hương và áp dụng mô hình trồng rau theo hướng an toàn để phát triển kinh tế gia đình và bước đầu anh đã thành công.
Mặc dù, năm nay vải Phương Nam (TP Uông Bí, Quảng Ninh) không được mùa so với mọi năm, nhưng những người trồng vải ở đây vẫn vui, vì giá vải mùa này khá ổn định; không những thế, bà con còn thêm một niềm vui nữa, đó là lần đầu tiên vải chín sớm Phương Nam có thương hiệu riêng trên thị trường tiêu thụ...