Tập trung trồng rừng thay thế vào vụ thu đông

Ngày 26.11.2013, Quốc hội đã có Nghị quyết số 62/2013/QH13 yêu cầu “phải hoàn thành trồng rừng thay thế trong năm 2015 đối với các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác”.
Tháng 1.2014 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo việc thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác...
Tin từ Bộ NNPTNT, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã xây dựng và triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác.
Năm 2015 là năm thứ hai triển khai thực hiện Đề án trồng rừng thay thế, bước đầu đã có kết quả tích cực, khởi sắc đáng ghi nhận.
Tính đến ngày 30.9.2015, cả nước đã có 23/50 địa phương triển khai trồng rừng thay thế đạt 36% kế hoạch năm, trong đó, các dự án chuyển mục đích sang xây dựng công trình thủy điện, trồng rừng thay thế đạt 65% kế hoạch năm.
Một số địa phương đã tích cực triển khai trồng rừng thay thế, gồm: Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk.
Công nhân Chi nhánh Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp Trung ương tại Điện Biên chăm sóc cây giống trồng rừng.
Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, kết quả trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đạt thấp so với kế hoạch, một số địa phương phải trồng rừng thay thế với diện tích lớn, nhưng triển khai chậm, kết quả còn thấp; nhiều địa phương chưa chuẩn bị được quỹ đất, tổ chức xây dựng, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế; nhiều chủ dự án thiếu chủ động, kéo dài việc xây dựng phương án trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền để trồng rừng thay thế...
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế đối với các dự án khác, đảm bảo đúng tiến độ được duyệt.
Các địa phương có kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 phải tập trung triển khai ngay công tác chuẩn bị để trồng vào vụ thu đông năm 2015.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát tình hình thực hiện trồng rừng thay thế của các đơn vị trực thuộc, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế.
Đối với các dự án trước đây đã hoàn thành có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng nhưng chưa trồng rừng thay thế, phải xây dựng phương án bổ sung, thực hiện có lộ trình và sử dụng nguồn vốn từ sản xuất để trồng rừng thay thế.
“Đối với các công trình thủy điện, cần hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ.
Có thể bạn quan tâm
Do giá cao su thế giới xuống thấp, các nhà máy chưa được đầu tư và kế hoạch mở miệng cao su tạm dừng.

Do các phòng kiểm định chất lượng trong nước chỉ kiểm tra được gần 200 chỉ tiêu nên các doanh nghiệp hồ tiêu phải tốn thời gian và chi phí gửi mẫu ra nước ngoài kiểm định. Hiệp hội Hồ tiêu đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nên xây dựng một phòng kiểm định chất lượng phù hợp với quốc tế.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt và Công ty Him Lam đưa ra Đề án phát triển cây mắc-ca tại Việt Nam với quy mô trồng 200.000ha tại Tây Nguyên trong 5 năm tới. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nên thận trọng khi trồng ồ ạt cây mắc-ca để tránh những hệ luỵ.

Thời gian gần đây, một số địa phương trong tỉnh xuất hiện tình trạng thương lái thu mua lá mãng cầu xiêm theo kiểu tận thu nên tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại kinh tế lâu dài đối với người dân.

Hiện giá bán thanh long dao động từ 18.000 - 20.000 đồng/kg. Sau Tết Nguyên đán Ất Mùi, giá bán thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã tăng trở lại. Theo các nhà vườn, thanh long tăng giá là do bị mất mùa.