Tập trung trồng rừng thay thế vào vụ thu đông

Ngày 26.11.2013, Quốc hội đã có Nghị quyết số 62/2013/QH13 yêu cầu “phải hoàn thành trồng rừng thay thế trong năm 2015 đối với các công trình thủy điện đã đưa vào vận hành khai thác”.
Tháng 1.2014 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 02/CT-TTg về tăng cường chỉ đạo việc thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích sử dụng khác...
Tin từ Bộ NNPTNT, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã xây dựng và triển khai Đề án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác.
Năm 2015 là năm thứ hai triển khai thực hiện Đề án trồng rừng thay thế, bước đầu đã có kết quả tích cực, khởi sắc đáng ghi nhận.
Tính đến ngày 30.9.2015, cả nước đã có 23/50 địa phương triển khai trồng rừng thay thế đạt 36% kế hoạch năm, trong đó, các dự án chuyển mục đích sang xây dựng công trình thủy điện, trồng rừng thay thế đạt 65% kế hoạch năm.
Một số địa phương đã tích cực triển khai trồng rừng thay thế, gồm: Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Gia Lai, Đăk Lăk.
Công nhân Chi nhánh Công ty cổ phần Giống lâm nghiệp Trung ương tại Điện Biên chăm sóc cây giống trồng rừng.
Tuy nhiên, theo Bộ NNPTNT, kết quả trồng rừng thay thế diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đạt thấp so với kế hoạch, một số địa phương phải trồng rừng thay thế với diện tích lớn, nhưng triển khai chậm, kết quả còn thấp; nhiều địa phương chưa chuẩn bị được quỹ đất, tổ chức xây dựng, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế; nhiều chủ dự án thiếu chủ động, kéo dài việc xây dựng phương án trồng rừng thay thế hoặc nộp tiền để trồng rừng thay thế...
Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến chỉ đạo phấn đấu hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 đối với diện tích trồng rừng thay thế các dự án thủy điện đã đưa vào vận hành theo quy định; đẩy mạnh thực hiện kế hoạch trồng rừng thay thế đối với các dự án khác, đảm bảo đúng tiến độ được duyệt.
Các địa phương có kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2015 phải tập trung triển khai ngay công tác chuẩn bị để trồng vào vụ thu đông năm 2015.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát tình hình thực hiện trồng rừng thay thế của các đơn vị trực thuộc, kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế.
Đối với các dự án trước đây đã hoàn thành có diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng nhưng chưa trồng rừng thay thế, phải xây dựng phương án bổ sung, thực hiện có lộ trình và sử dụng nguồn vốn từ sản xuất để trồng rừng thay thế.
“Đối với các công trình thủy điện, cần hoàn thành công tác trồng rừng thay thế trong năm 2015...
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiên quyết thu hồi giấy phép, dừng hoạt động đối với những dự án không chấp hành trồng rừng thay thế” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ.
Related news

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.