Tập Trung Chỉ Đạo, Phấn Đấu Hoàn Thành Kế Hoạch Sản Xuất Vụ Đông
Khi đánh giá về tác động sản xuất vụ đông, đồng chí Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê thẳng thắn trao đổi: Quá trình sản xuất nhiều năm cho thấy, diễn biến thời tiết sản xuất vụ đông thường phức tạp.
Năm thì mưa nhiều, năm thì nắng hạn, rét sớm, rét muộn… nên không thể coi nhẹ. Song với kinh nghiệm hàng chục năm sản xuất vụ đông cộng với tác động KHKT, thời tiết chưa phải là nỗi quá lo, mà cái khó bây giờ là tác động xã hội - yếu tố tâm lý, sự “mặn mà” với sản xuất vụ đông của người dân đang bị giảm sút; giá trị thu nhập từ nông nghiệp thấp khó lôi kéo, khuyến khích nông dân gắn bó với đồng ruộng nói chung, vụ đông nói riêng. Đây là một thực tế đang diễn ra với nhiều địa phương.
Bắt đầu từ đầu tháng 9, bà con nông dân ở các xã, thị trấn huyện Tam Nông đã ra đồng trồng ngô, đậu trên đất bãi ven sông. Toàn huyện phấn đấu trồng đạt 1.200ha cây vụ đông.- Nhân dân xã Hương Nộn trồng ngô đông.
Tỉnh ta hiện có trên 3.000ha đất bãi ven sông và trên 20.000ha đất lúa cho phép trồng ngô và rau màu vụ đông rất thuận lợi. Bắt đầu từ cuối tháng 8 trở đi, bà con nông dân đã bắt đầu xuống giống trồng vụ đông. Cùng với lạc thu, rau đậu, từ trung tuần tháng 9 nông dân bắt đầu đưa ngô, đỗ, đậu xuống chân ruộng hai vụ lúa mới gặt mùa.
Theo kế hoạch, vụ đông năm nay toàn tỉnh ta dự kiến gieo trồng trên 15.000ha cây vụ đông, gồm trên 9.000ha ngô, 4.500ha rau các loại, còn lại là lạc, đậu tương, khoai lang...; tập trung chủ yếu ở các địa phương Thanh Ba 1.600ha (có 1.100ha ngô); Cẩm Khê 1.650 ha (có 900ha ngô) Thanh Thủy 1.200ha, (có 950ha ngô); Thanh Sơn 1.500ha (có 1.100ha ngô); Phù Ninh 1.150ha (có 900ha ngô); Đoan Hùng 1.150ha (có 800ha ngô)...
Đến đầu tháng 9, hầu hết chân đất bãi do ảnh hưởng mưa, đất ướt chưa xuống giống được, khả năng từ giữa tháng 9 trở đi mới bắt đầu xuống giống được. Còn đất hai lúa, đến đầu tháng 9, mới có một số trà mùa sớm vào chắc, chuẩn bị chín, như vậy phải từ tuần cuối tháng 9 trở đi mới cho thu hoạch lúa mùa sớm để có quỹ đất gieo trồng.
Tình hình thời tiết như hiện nay tuy chưa muộn thời vụ, nhưng nếu không tập trung cao độ cho thu hoạch mùa, làm vụ đông thì khó hoàn thành mục tiêu trồng ngô, đậu tương trước 30-9. Đối với cây rau đậu, tuy khung thời vụ có rộng rãi hơn, nhưng hiện tại nông dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội liên quan đến sản xuất.
Đối với cây ngô, do đòi hỏi đầu tư, chi phí cao, giá bán thấp, nên yêu cầu sản xuất thu hẹp. Vụ đông năm 2011, cả tỉnh chỉ trồng được gần 7400ha; vụ đông 2012 trồng được 9.340ha; vụ đông 2013 giảm xuống còn 8.930ha, số diện tích này chỉ tương đương trên 50% so với 7-8 năm trước.
Trong bối cảnh giá nông sản, giá trị ngày công sản xuất nông nghiệp thấp, nhu cầu lương thực đã cân đối được khả năng tăng diện tích ngô đông là rất khó.
Đối với các cây rau màu, hiện nay xu hướng sản xuất đậu tương, lạc thu đông cũng chỉ tập trung ở một số xã, quy mô nhỏ, khó mở rộng, chủ đạo vẫn tập trung các cây rau màu, phát triển thuận lợi ở vùng có truyền thống trồng rau, dưa, hoa quả, còn lại khó mở rộng diện tích do giá rau và thị trường bấp bênh, nhu cầu chăn nuôi có mức độ.
Trong tình hình diễn biến thời vụ, thời tiết và tác động xã hội như hiện nay, nếu không tập trung chỉ đạo quyết liệt thì rất khó hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ đông.
Vì vậy các địa phương cần tập trung kiểm tra, đánh giá lại đồng ruộng, giao chỉ tiêu sản xuất cây vụ đông đến từng cơ sở, khu, xóm; có biện pháp vận động, đôn đốc và cơ chế khuyến khích các hộ sản xuất. Đặc biệt cơ sở cần tranh thủ tốt quy chế phối hợp, quy chế giám sát để huy động tổng lực hệ thống chính trị tham gia vận động, đẩy mạnh sản xuất vụ đông phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch.
Về kỹ thuật do tính chất thời vụ cấp thiết nên cần triệt để áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, làm ngô bầu và bón phân cân đối đảm bảo cây ngô phát triển tốt. Các giống ngô được khuyến cáo sử dụng là giống lai như: LVN999, NK4300, NK6654, DK9955, DK8868…; các địa phương ở vùng núi Tân Sơn, Thanh Sơn, Yên Lập sử dụng giống ngô nếp địa phương.
Đối với cây rau màu, tỉnh khuyến khích đa dạng hóa các loại cây trồng, áp dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn, chú trọng những loại rau có thời gian bảo quản dài ngày, trong đó khuyến khích trồng khoai tây, cây rau đặc sản như ớt, ngô ngọt và ngô giống, khuyến khích liên kết xây dựng mô hình sản xuất mới để nâng cao giá trị, hiệu quả cây trồng.
Vụ đông năm nay khả năng nhiều vùng sẽ bị hạn nên trong kế hoạch sản xuất, các địa phương cần chú ý nước tưới. Tỉnh tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp và PTNT triển khai cơ chế mua phân bón chậm trả với Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao để tạo điều kiện cho nông dân đủ nguồn phân bón thâm canh cây vụ đông đạt kết quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Cuối tuần trước, Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức hội thảo về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh. Vấn đề nhức nhối được nhiều đại biểu đề cập là chất lượng phân bón và việc sử dụng không đúng cách gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.
Bệnh trắng lá mía phát triển và gây hại trên hàng trăm ha mía tại các huyện Đông Nam tỉnh Gia Lai ngay từ thời điểm đầu vụ đã và đang là mối lo của nhiều người trồng mía. Nguy cơ lây lan nhanh và rộng, lại chưa có thuốc đặc trị khiến công tác phòng-chống đặt ra thách thức không nhỏ cho ngành nông nghiệp địa phương trong điều kiện thời tiết liên tục diễn biến thất thường như hiện nay.
Hơn 30ha mía nằm trong vuông bơm nước tập trung ở ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã được người dân nơi đây bán mía chục và cân ký cho thương lái gần hết diện tích.
Mới đây, gần 20ha nghêu trong bãi nghêu của Hợp tác xã (HTX) Thắng Lợi (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu) bị thiệt hại.
Tuy cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đến cấp xã trong tỉnh Vĩnh Long đều nắm rõ quy định của Bộ Nông nghiệp- PTNT cấm nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) nước ngọt nhưng hiện tình hình nuôi tôm TCT trái phép trên địa bàn tỉnh chưa chấm dứt triệt để- nhất là 2 huyện Vũng Liêm, Tam Bình.