Niên Vụ 2014 - 2015, Năng Suất Mía Nguyên Liệu Vùng Mía Đường Lam Sơn Ước Đạt 72 Tấn/ha
Thời gian qua, trên cơ sở quy hoạch vùng nguyên liệu đã được phê duyệt, các huyện vùng mía đường Lam Sơn đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển mía nguyên liệu phù hợp với quy hoạch chung của toàn vùng cũng như quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp của tỉnh.
Các địa phương đã chuyển diện tích đất có độ dốc hơn 15o; diện tích trồng mía không hiệu quả ở đất đồi thấp, đất bãi, đất ruộng, đất màu... sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, như: ngô, cỏ chăn nuôi, cây ăn quả... Công ty CP Mía đường Lam Sơn đã nghiên cứu và phối hợp với các địa phương xây dựng cơ chế, chính sách về đầu tư giống, phân bón... nhằm khuyến khích các hộ trồng mía đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả cây mía nguyên liệu. Trong đó, công ty tăng cường công tác du nhập, khảo nghiệm chọn lọc giống phù hợp với điều kiện sinh thái, phục tráng và nhân giống mía đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp cho sản xuất đại trà...
Niên vụ 2014 – 2015, diện tích mía nguyên liệu vùng mía đường Lam Sơn trồng đạt 13.941, giảm 2.337 ha so với niên vụ 2013 – 2014; năng suất ước đạt 72 tấn/ha, tăng 10 tấn/ha; sản lượng ước đạt 1,003 triệu tấn, giảm 7.000 tấn. Hiện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, các địa phương trong vùng đang chuẩn bị để điều hành thu hoạch, vận chuyển, thu mua, chế biến mía nguyên liệu niên vụ 2014 – 2015 từ nửa cuối tháng 11, đầu tháng 12 tới.
Có thể bạn quan tâm
Với tổng diện tích tự nhiên gần 2.092 ha, trong đó có gần 1.457 ha đất nông nghiệp, An Hải là một trong 3 xã thuộc vùng Dự án Hỗ trợ Tam nông huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Từ thực tế sản xuất, Ban Phát triển xã và người dân các thôn đã lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên vì người nghèo, trong đó đáng chú ý là chuỗi giá trị nho, cây trồng thế mạnh của địa phương.
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) trồng hơn 100ha măng cụt. Nếu như thời điểm thu hoạch rộ măng cụt giảm mạnh có lúc 20.000 đồng/kg, giảm hơn phân nửa so với đầu vụ thì hiện nay giá tăng trở lại.
Tân Lập, một thôn của xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng xưa nay có truyền thống trồng rau thương phẩm. Không chỉ dừng lại ở những cây rau truyền thống ven sông Đa Nhim như cà chua, ớt sừng hay cải thảo, bà con Tân Lập còn cung cấp cho thị trường các loại rau thơm. Và Tổ hợp tác Chính Nghĩa, nơi tập trung những người trồng rau thơm đã đồng hành cùng bà con, giúp diện tích rau thơm ở đây ngày càng mở rộng.
Ngành nông nghiệp đã khảo nghiệm thành công nhiều giống lúa mới đầy triển vọng, song việc nhân rộng diện tích còn rất chậm.
Vụ atisô năm 2015 nông dân các xã trên địa bàn huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thu 250,8 tấn lá atisô tươi.