Hạt Kiểm Lâm Huyện Mường Lát Tăng Cường Công Tác Bảo Vệ Và Phát Triển Rừng

Thực hiện phương châm “Gắn bảo vệ rừng với trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc”, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tuyên truyền để cán bộ và nhân dân nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ và trồng mới rừng.
Kiểm lâm viên được bố trí về phụ trách địa bàn xã, đã tích cực tham mưu cho UBND các xã, các chủ rừng Nhà nước xây dựng và triển khai thực hiện tốt phương án giữ vững ổn định an ninh rừng và quản lý chặt chẽ nguồn lâm sản trên địa bàn, phương án tác chiến chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ” tại 29 bản vùng trọng điểm cháy rừng.
Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng gắn với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới với 5 đồn biên phòng trên địa bàn huyện; phối hợp, duy trì thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa kiểm lâm – công an – ban chỉ huy quân sự huyện – dân quân tự vệ...
9 tháng năm 2014, Hạt Kiểm lâm huyện Mường Lát đã cung ứng cây giống; tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng; chỉ đạo, tổ chức cho nhân dân các xã Nhi Sơn, Pù Nhi, Quang Chiểu trồng mới được 702 ha rừng sản xuất Dự án 147 (vượt kế hoạch 52 ha); phát hiện, xử lý 12 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 10,6 m3 gỗ các loại. Trên địa bàn huyện không xảy ra “tụ điểm”, “điểm nóng” về khai thác, mua bán, chế biến, vận chuyển lâm sản trái phép; độ che phủ của rừng đạt 57,6%.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc. Ông Thống là một trong những hộ dân đầu tiên nảy ra ý định nuôi sò trong đầm Thị Tường.

Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là chủ trương lớn, được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đây là điểm tựa để ngư dân và các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư đóng tàu cá vỏ sắt, công suất lớn, trang bị phương tiện đánh bắt hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiếp tục vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc...

Sau khi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, ông Tể đã cải tạo 4 ô lồng nuôi cá để thả 370 dây hàu, mỗi dây có 20 vỏ hàu, mỗi vỏ 17-20 con hàu giống với hình thức nuôi giàn bè và treo dây trên biển. Sau 10 tháng nuôi, lứa hàu đầu tiên của ông đạt 4-5 con/kg, thu hoạch được 0,8 tấn hàu thương phẩm. Sau khi trừ chi phí sản xuất, gia đình ông lãi hơn 40 triệu đồng.

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.