Tập Trung Chăm Sóc Rừng Trồng
25/8 là thời điểm toàn tỉnh kết thúc vụ trồng rừng 2013, diện tích trồng đến nay đạt 95% kế hoạch (11.800ha). Mặc dù không đạt 100% kế hoạch nhưng đây cũng là diện tích rừng trồng khá lớn góp phần quan trọng vào việc phát triển 300.000ha rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ vào năm 2015.
Năm 2013 là năm lý tưởng cho công tác trồng rừng bởi có sự chủ động ngay từ chỉ đạo điều hành xây dựng kế hoạch đến hiện trường thiết kế, giống, đặc biệt là thời tiết thuận lợi cho trồng. Tuy nhiên bên cạnh những địa phương tổ chức trồng rừng tốt hầu như năm nào cũng đạt và vượt diện tích như Ba Bể(104%);
Bạch Thông(106%) thì vẫn còn những địa phương tiến độ triển khai chậm không hoàn thành kế hoạch, dân tự ý bỏ không trồng như Pác Nặm diện tích trồng chỉ đạt 70%; Ngân Sơn 90%. Chính vì vậy thời vụ trồng rừng kéo dài hơn so với kế hoạch gần 2 tháng, trước tình trạng này UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp phải thông báo kết thúc trồng rừng trước 25/8.
Năm nay là năm thứ 2 hệ thống các vườn ươm chủ lực và vườn ươm vệ tinh toàn tỉnh được củng cố nên việc cung ứng các loại giống Keo, Mỡ tương đối tốt, tuy nhiên đối với diện tích trồng rừng phân tán khoảng gần 2.000ha ở các huyện thiếu giống chủ yếu là cây xoan. Hiện nay sau khi kết thúc trồng các địa phương chỉ đạo bà con tập trung chăm sóc. Tổng diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc toàn tỉnh (từ năm thứ hai đến năm thứ tư) là trên 22.500ha, trong đó rừng phòng hộ 1.000ha, còn lại chủ yếu là rừng sản xuất.
Đối với cây keo lai phân cành sớm nếu người dân ít quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc sẽ giảm hiệu quả kinh tế, vì vậy trồng rừng theo thiết kế cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, các công việc gồm: phát thực bì, chặt bỏ những cành không cần thiết, bón phân. Sau 3 năm cây bắt đầu giao tán, lúc này cây rừng có thể đảm bảo sức cạnh tranh với các loài cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng thì chỉ thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Nếu 3 năm đầu thực hiện tốt thì tỷ lệ thành rừng cũng như sinh khối rừng đạt năng suất cao.
Thời vụ chăm sóc được tiến hành vụ thu vào tháng 9 đến tháng 10 dương lịch và vụ xuân vào tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Đối với cây mỡ cũng chăm sóc tương tự nhưng chú ý đến sâu ong phá hại, hiện nay sâu ong ở giai đoạn sắp nở do vậy người dân cần phát hiện sớm để phòng trừ.
Một trong những vấn đề chậm chễ hiện nay đó là tiến độ giải ngân nguồn vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng, hiện nay toàn tỉnh mới giải ngân được 15% (4,9 tỷ/32,7tỷ đồng). Duy nhất huyện Bạch Thông giải ngân đạt 68%, còn lại các huyện đạt thấp, thậm chí có huyện chưa giải ngân được đồng nào như Pác Nặm, Ngân Sơn. Điều đó chứng tỏ các địa phương thiếu sát sao, quyết liệt hoàn tất các thủ tục để giải ngân trong khi nguồn vốn này không hề vướng mắc trên tỉnh, vốn đầu tư được giao từ đầu năm cho các khoản quản lý, thiết kế, giống.
Trong khi tỉnh đang nỗ lực đề nghị Trung ương cấp thêm nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng thì các địa phương lại tồn tại một thực trạng đó là chậm giải ngân. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh các Ban quản lý dự án phát triển rừng cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nếu tiếp tuc chậm chễ sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm từng đơn vị. Nếu như không giải ngân được đúng kế hoạch tỉnh sẽ rất khó xin Trung ương bổ sung nguồn vốn.
Ngay sau khi kết thúc vụ trồng rừng 2013, kế tiếp công tác chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2014 đã được các địa phương triển khai. Dự báo năm nay trồng rừng tập trung sẽ rất khó khăn bởi hầu hết các diện tích thuận tiện giao thông dân đã phủ xanh rừng trồng qua các năm, số còn lại chủ yếu ở những nơi xa.
Hiện nay diện tích mà dân đăng ký trồng còn rất khiêm tốn, toàn tỉnh mới được 4.000ha, trong khi kế hoạch là 12.000ha. Một chủ đề mà tỉnh đưa ra đồng thời được chỉ đạo từ năm 2014 đó là bên cạnh trồng rừng tập trung sẽ khuyến khích người dân trồng rừng phân tán huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong đó đoàn thanh niên cơ sở làm lực lượng đi đầu.
Để chuẩn bị cho công tá trồng rừng 2014 UBND tỉnh yêu cầu các huyện rà soát lại toàn bộ quỹ đất, xác định diện tích trồng rừng, sở Tài nguyên & Môi trường đôn đốc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời rà lại toàn bộ các dự án trồng rừng đã cấp chứng nhận đầu tư nếu không thực hiện sẽ kiến nghị thu hồi.
Có thể bạn quan tâm
Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của Viện Lúa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân.
Vài năm trở lại đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây cà phê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Theo đó, thu nhập của nông dân trồng cà phê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.
Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt.
Bưởi ở xã Bạch Đằng nổi tiếng với thương hiệu bưởi lá cam có vị hơi chua thanh, ngon ngọt đặc trưng chỉ có ở xã Cù lao Bạch Đằng, TX.Tân Uyên. Nhằm góp phần đưa bưởi trong xã đi xa, Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng được thành lập với 12 thành viên. Qua thời gian hoạt động, thu nhập của các thành viên trong tổ lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, đến cuối tháng 9/2014, toàn tỉnh có 18ha chôm chôm nhiễm chổi rồng, tập trung nhiều tại các xã Đồng Phú, Bình Hòa Phước, An Bình (Long Hồ), tỷ lệ nhiễm dưới 30%. Mức độ nhiễm chổi rồng trên giống chôm chôm Thái, Java nhiều hơn chôm chôm đường.