Xuất Khẩu Chậm, Thanh Long Giảm Giá
Cùng chung số phận với nhiều loại nông sản khác, giá trái thanh long – một loại nông sản ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - hiện đã giảm 20 – 40% so với mức giá cách nay khoảng hai tuần.
Trong vòng khoảng 2 tuần nay, loại thanh long ruột đỏ có mẫu mã đẹp đã rớt giá từ mức giá 70.000 – 73.000 đồng/ki lô gam xuống còn 28.000 – 30.000 đồng/ki lô gam; thanh long ruột trắng từ 25.000 – 27.000 đồng/ki lô gam giảm còn 20.000 – 22.000 đồng/ki lô gam.
Vào thời điểm đầu tháng 2-2014 giá thanh long ruột đỏ cao gấp ba lần thanh long ruột trắng vì theo các nhà vườn diện tích trồng thanh long ruột đỏ hiện chỉ chiếm khoảng 15 – 20% trong tổng số diện tích trồng thanh long, cây thanh long ruột đỏ cũng chỉ cho năng suất tương đương 60 – 70% cây thanh long ruột trắng.
Ông Võ Chí Thiện, Chủ nhiệm hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An (xã Mỹ Tịnh An, Chợ Gạo, Tiền Giang), cho rằng nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh là do thị trường Trung Quốc hiện ăn hàng chậm.
Kết quả nghiên cứu thị trường của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho thấy 54% sản lượng trái cây xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, trong khi tính ổn định của thị trường này thường không cao. Chính vì vậy, nhà vườn trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL vừa trúng đậm hồi những tháng đầu năm, nay lại rơi vào tình trạng rớt giá.
Diện tích trồng thanh long ở khu vực ĐBSCL tập trung phần lớn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với khoảng 3.500 héc ta. Tỉnh Long An cũng có khoảng 2.700 héc ta thanh long, tập trung hầu hết ở huyện Châu Thành.
Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) dự báo, nhu cầu tiêu thụ rau, quả trên thế giới tăng hàng năm khoảng 3,6% trong khi khả năng tăng trưởng sản xuất chỉ 2,6%, nên một số loại trái cây nhiệt đới, trong đó có thanh long, sẽ có nhiều ưu thế trong tương lai. Ông Phạm Văn Tới, Phó chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết diện tích trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo hiện đã vượt 15% so quy hoạch của huyện.
Có thể bạn quan tâm
Ở trang trại của anh chị Nguyễn Hồng Quyền - Trần Thị Thu Hường trên đường Đặng Thái Thân, phường 3, Đà Lạt, cây nấm linh chi quý hiếm này đã thực sự được bàn tay con người thuần dưỡng, cung cấp cho thị trường những tai nấm linh chi đỏ thượng hạng.
Gạo Việt tăng mạnh khi cầu vượt cung song, Việt Nam có thể phải trả giá vì Thái Lan vẫn giữ giá, tấn công thị trường xuất khẩu truyền thống của VN.
Đáng chú ý là bệnh do nấm và vi khuẩn. Toàn tỉnh có trên 1.550 ha bị nhiễm bệnh cháy bìa lá, tỉ lệ phổ biến từ 10% đến 20% lá, trong đó có 178 ha bị nhiễm đến 40% lá. Bên cạnh đó, bệnh đạo ôn cổ bông cũng xuất hiện trên diện tích hơn 800 ha, đã có một số diện tích bị nhiễm đến 20% bông.
Chỉ trong tuần cuối tháng 7, giá lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã tăng 400-500 đồng/kg, vượt lên mức cao nhất trong một năm qua. Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sắp tới Philippines sẽ ký hợp đồng mua 500.000 tấn gạo Việt Nam.
Có mặt trên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khô hạn từ hơn 100 năm trước, cây nho ở Ninh Thuận được ví như cây trồng “nữ hoàng”, giúp người dân miền gió cát thoát nghèo, thậm chí không ít người vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, thực tế nho Ninh Thuận hiện chưa phát triển ngang tầm với danh hiệu độc tôn của nó.