Tập huấn trồng mãng cầu tiêu chuẩn VietGap
Ông Hồ Thái Sơn- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp hướng dẫn các biện pháp, từ khâu làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái mãng cầu cho các hộ dân.
Từng phần việc và các thao tác sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phải được người dân ghi chép (nhật ký) cụ thể, tỉ mỉ; vườn trồng mãng cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định
Nông dân Phan Ngọc Đỉnh tại vườn mãng cầu mẫu theo tiểu chuẩn VietGap.
Đợt này có 5 hộ dân được chọn, mỗi hộ trồng 1 ha mãng cầu làm mô hình mẫu theo tiêu chuẩn VietGap, và được nhận sự đầu tư hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV.
Trước đó vào tháng 5.2014, xã Suối Đá đã cử 7 người dân đi tập huấn tại Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ, sau lớp tập huấn những nông dân này được cấp chứng chỉ “Kỹ thuật viên sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP”; những người này sẽ là cộng tác viên tuyên truyền, phổ biến các thông tin, phương pháp sản xuất mãng cầu đến các hộ dân khác có trồng mãng cầu tại địa phương.
Ông Phan Ngọc Đỉnh, ngụ ấp Phước Lợi 1, xã Suối Đá là một trong 7 người được tập huấn, cho biết: Nông dân sản xuất mãng cầu theo hướng VietGap được Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trị giá khoảng 30% chi phí/1 vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.
Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.
Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.
Đầu năm 2012, trong một lần mua con dông từ Phú Quý chở vào Phan Thiết bán cho các quán ăn kiếm lời, trong khi chờ tàu về lại Phú Quý, anh Trương Văn Tảo (sinh năm 1983, tại thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý) tranh thủ ghé huyện Hàm Thuận Nam thăm người thân, tình cờ phát hiện nhà bên nuôi con dúi sinh sản. Anh Tảo sang chơi tìm hiểu và quyết định mua dúi con về đảo nuôi. Sau khi thả nuôi 6 con, dúi con sinh trưởng và phát triển rất tốt, không mắc bệnh, chỉ trong 6 tháng mỗi con đạt trọng lượng 1,5 kg và bắt đầu sinh sản.
Chúng tôi trở lại thôn La Chữ thuộc xã Phước Hữu vào dịp toàn tỉnh thi đua lập thành tích kỷ niệm 38 năm giải phóng quê hương Ninh Thuận. Nông dân địa phương tập trung ra đồng chăm sóc hoa màu và thu hoạch dưa hấu vụ đông xuân 2013. Cây dưa luân canh trên đất lúa cho năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao giúp nông dân tăng thu nhập nâng cao đời sống gia đình.