Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề Chăn Nuôi Heo Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn

Nghề Chăn Nuôi Heo Vẫn Còn Nhiều Khó Khăn
Ngày đăng: 06/11/2013

So với những địa phương khác, Bạc Liêu rất thuận lợi trong phát triển nghề chăn nuôi heo, vì có nhiều lợi thế của một tỉnh nông nghiệp. Khổ nỗi, nghề chăn nuôi lâu nay vẫn chưa giúp nông dân làm giàu, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với việc thua lỗ khi vật nuôi gặp nhiều rủi ro, dịch bệnh.

Càng nuôi càng lỗ

Sản xuất không có lãi là nguyên nhân chính đẩy nghề chăn nuôi heo vào cảnh khó khăn và nông dân chưa mạnh dạn đầu tư phát triển đàn với quy mô lớn. Bà Trương Thị Khiếm, một hộ chuyên nghề chăn nuôi heo (ấp Trèm Trẹm, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân) cho biết: “Chăn nuôi heo chẳng qua là tận dụng nguồn thức ăn bỏ đi hàng ngày, hay chỉ lấy công làm lời, chứ nuôi heo không có lãi. Nuôi heo nái bán được con giống mới có lãi, nhưng với điều kiện heo con không bị bệnh chết”.

Năm 2013, giá thành sản xuất luôn cao hơn giá bán sản phẩm, người nuôi heo luôn phải lỗ từ 3.000 - 4.000 đồng/kg heo hơi. Nhiều trang trại phải bán tháo, bán chạy heo để mong gỡ được vốn, thậm chí bán luôn cả heo giống, để rồi khi tái đàn lại gặp nhiều khó khăn vì không giữ được đàn giống. Nguyên nhân dẫn đến khó khăn này là giá thức ăn, thuốc thú y, con giống luôn tăng cao, trong khi dịch bệnh thay nhau hoành hành. Năm qua, toàn tỉnh đã tiêu hủy hơn 450 con heo, với trên 15.350kg thịt. Và đó chỉ là số heo mắc bệnh được khai báo tiêu hủy.

Những khó khăn trên đã làm cho nghề nuôi heo phát triển chậm, tổng đàn giảm và không đạt kế hoạch đề ra. Nguồn thịt cung cho thị trường đều phải nhập từ các tỉnh khác, gây khó khăn cho công tác quản lý và không đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do nuôi heo không có lời nên nhiều nông dân không dám tái đàn, họ xem nghề nuôi heo như “bỏ ống”, chứ chưa phải là giải pháp để phát triển kinh tế gia đình.

Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không sản xuất hàng hóa tập trung đã tạo nên hàng loạt những hệ lụy như: dịch bệnh cứ thay nhau phát sinh, hết dập dịch ở địa phương này lại quay sang địa phương khác; quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ nên không thể đầu tư, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, hay xây dựng quy trình chăn nuôi khép kín đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; khó lai tạo con giống để lựa chọn giống tốt, hạn chế dịch bệnh; khó khăn trong xây dựng các lò giết mổ tập trung gắn với vùng nguyên liệu, hạn chế ô nhiễm môi trường…

Cần tổ chức lại chăn nuôi

Từ thực trạng nghề chăn nuôi heo, việc tổ chức lại sản xuất là nhu cầu bức thiết. Muốn vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa việc hỗ trợ nông dân, vì nghề chăn nuôi trong thời gian qua ít tiếp cận được các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước. Trong đó, ngành quản lý cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý giá cả đầu vào từ thức ăn, thuốc thú y, và nhất là phát triển ngành chế biến thức ăn từ các phế phẩm nông nghiệp. Bởi, đây là khâu quan trọng nhất để quyết định lời, lỗ trong chăn nuôi và Bạc Liêu hoàn toàn có thể thực hiện được điều này.

Một trong những nghịch lý của Bạc Liêu lâu nay là luôn phải nhập thức ăn gia súc. Trong khi Bạc Liêu là nơi để bán các phế phẩm như: tấm, cám, bột cá… cho nơi khác để chế biến thức ăn gia súc. Rồi nông dân Bạc Liêu phải mua lại các phế phẩm do chính mình sản xuất với giá rất cao. Trong suốt quá trình chăn nuôi, chỉ có người bán thức ăn, thuốc thú y là làm giàu, còn người chăn nuôi luôn chịu thiệt, thậm chí lỗ vốn, nợ nần vì heo chết hoặc bán không được giá.

Để phát triển nghề chăn nuôi heo, cần đẩy mạnh hơn nữa mối liên kết với các doanh nghiệp. Như việc liên kết với Công ty CP phát triển theo mô hình nuôi heo gia công. Công ty CP đầu tư toàn bộ từ khâu con giống, thức ăn, thuốc thú ý, bao tiêu sản phẩm… Mô hình chăn nuôi trang trại này phù hợp với quy trình chăn nuôi tốt (VietGAHP), sản xuất lượng hàng hóa lớn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với giết mổ tập trung, xây dựng vùng giống chất lượng cao, an toàn dịch bệnh… Qua đó giúp người chăn nuôi an tâm đầu tư phát triển sản xuất theo mô hình trang trại, hạn chế nuôi nhỏ lẻ không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường.


Có thể bạn quan tâm

Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau Dựng chòi gác đêm ém bùa chống trộm cau

Trước tình trạng cau trồng bị hái trộm trái, nhiều người dân ở vùng "thủ phủ" cau - huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi) phải dựng chòi để gác, một số khác còn dán "bùa" nhờ "thần rừng" canh giữ.

01/10/2015
Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ Xuất khẩu gạo vừa ngủ quên vừa nổ

Nhìn nhận 30 năm đổi mới, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang Nguyễn Minh Nhị đã nhắc lại những con số cực ấn tượng của lúa gạo. Chẳng hạn cái mốc bắt đầu xuất khẩu gạo với 1,370 triệu tấn năm 1989, và đỉnh cao 7,736 triệu tấn 2012...

01/10/2015
Hiếm như tiêu ở truồng Hiếm như tiêu ở truồng

Ngay cả nhiều hộ gia đình ở xã Ba Lế (miền núi huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) - quê hương của loại tiêu bản địa này cũng không có để dùng do số lượng tiêu Ba Lế hiện ước tính chỉ còn một vài trăm gốc.

01/10/2015
Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng Người Vân Kiều biến đồi hoang thành rừng

Bằng ý chí, nỗ lực không mệt mỏi, đến nay anh Hồ Văn Thu (thôn Pa Hy, xã Tà Long, huyện Đakrông, Quảng Trị) đã có một cơ ngơi khá giả, đủ chăm lo cho con cái học hành và giúp dân bản thoát nghèo.

01/10/2015
Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân

Thực hiện Đề án “Hỗ trợ lãi suất mua phân bón trả chậm cho nông dân”, 3 năm qua, Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh đã tích cực phối hợp doanh nghiệp cung ứng hơn 2.000 tấn phân bón NPK cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

01/10/2015