Tập huấn trồng mãng cầu tiêu chuẩn VietGap

Ông Hồ Thái Sơn- Trưởng Trạm Khuyến nông huyện trực tiếp hướng dẫn các biện pháp, từ khâu làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hái mãng cầu cho các hộ dân.
Từng phần việc và các thao tác sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) phải được người dân ghi chép (nhật ký) cụ thể, tỉ mỉ; vườn trồng mãng cầu phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường theo quy định
Nông dân Phan Ngọc Đỉnh tại vườn mãng cầu mẫu theo tiểu chuẩn VietGap.
Đợt này có 5 hộ dân được chọn, mỗi hộ trồng 1 ha mãng cầu làm mô hình mẫu theo tiêu chuẩn VietGap, và được nhận sự đầu tư hỗ trợ phân bón, thuốc BVTV.
Trước đó vào tháng 5.2014, xã Suối Đá đã cử 7 người dân đi tập huấn tại Trung tâm cây ăn quả miền Đông Nam bộ, sau lớp tập huấn những nông dân này được cấp chứng chỉ “Kỹ thuật viên sản xuất mãng cầu theo tiêu chuẩn VietGAP”; những người này sẽ là cộng tác viên tuyên truyền, phổ biến các thông tin, phương pháp sản xuất mãng cầu đến các hộ dân khác có trồng mãng cầu tại địa phương.
Ông Phan Ngọc Đỉnh, ngụ ấp Phước Lợi 1, xã Suối Đá là một trong 7 người được tập huấn, cho biết: Nông dân sản xuất mãng cầu theo hướng VietGap được Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… trị giá khoảng 30% chi phí/1 vụ sản xuất.
Related news

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.

Tính đến tháng 7/2013, toàn tỉnh có 42.552 ha cao su, nhiều nhất ở Tánh Linh, Đức Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân… Hầu hết diện tích cao su đều sinh trưởng tốt, năng suất cao su năm 2012 bình quân đạt 15,08 tạ/ha, tăng gần 3 tạ/ha so với năm 2005.