Diện Tích Thả Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng

Không thả nuôi lại tôm trên diện tích tôm – lúa đã thu hoạch
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến ngày 5-6, toàn tỉnh đã thả nuôi được gần 88.030ha vụ tôm nước lợ năm 2014. Diện tích này đạt hơn 98,9% so với kế hoạch cả năm và tăng 2,56% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nuôi tôm công nghiệp đạt gần 1.230ha, nuôi quảng canh cải tiến đạt trên 16.050 ha và mô hình tôm - lúa đạt gần 70.750ha.
Để vụ nuôi tôm nước lợ 2014 đạt và vượt kế hoạch về diện tích và sản lượng, ngành nông nghiệp đưa ra nhiều khuyến cáo cho các địa phương.
Trong đó, ngành nông nghiệp đề nghị các địa phương tiếp tục phối hợp với các đơn vị chuyên môn thuộc ngành cũng như các cơ quan có liên quan khác duy trì công tác kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống; tăng cường giám sát, phòng ngừa và thống kê báo cáo tình hình dịch bệnh (nếu có); theo dõi chặt chẽ tình hình thả và thu hoạch tôm, hướng dẫn thực hiện các biện pháp quản lý môi trường.
Các địa phương vận động nông dân không thả nuôi lại tôm trên diện tích tôm – lúa đã thu hoạch xong nhằm thực hiện đúng lịch thời vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2014 theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Sau vài năm làm thuê cho các trại nấm, anh nông dân từng “ở nhà lá, thắp đèn dầu” Lương Văn Nguyện (ảnh) quyết định vay vốn mở một trại nấm nhỏ với quy mô hộ gia đình.

Hiện toàn tỉnh Hậu Giang có 275ha lúa Hè thu bị bệnh bạc lá tấn công, tăng 104ha so với thời điểm cuối tháng 6, với tỷ lệ ảnh hưởng từ 10-20%. Nguyên nhân là do đợt mưa dầm vừa qua làm cho ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển mạnh và có khả năng gia tăng thêm diện tích trong thời gian tới, bởi hiện nay đang bước vào đầu mùa mưa.

Chuối là một trong những loại cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa), nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mấy tháng trở lại đây, giá chuối giảm liên tục đã gây khó khăn cho bà con nông dân.

Lao động cật lực để kiếm được ít đất bưng nhưng lại không thuận lợi cho việc trồng hoa màu. Ông Nguyễn Văn Tỵ ở ấp Suối Cát, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã tìm đến cây măng cụt, kết quả là cây măng cụt đã mang lại cho gia đình ông nguồn thu nhập ổn định.

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư 2014 do UBND tỉnh phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, BCĐ Tây Bắc tổ chức giữa tháng 5 vừa qua; Dự án trồng 10 nghìn ha cao su của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang đã được trao Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn trên 1,560 tỷ đồng.