Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Cá Sủ Đất Tại Cẩm Phả
Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.
Chương trình tập huấn được xây dựng theo hướng kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tham quan những mô hình thành công để nâng cao hiệu quả học tập. Thông qua khóa tập huấn, học viên nắm được các kiến thức cơ bản về: đặc điểm sinh học của cá sủ đất, kỹ thuật ương ấp, nuôi thương phẩm, kỹ thuật phòng và trị bệnh, kỹ thuật khai thác và vận chuyển cá sủ đất… Học viên được thực hành ở Trại Nghiên cứu Hải sản trên biển thuộc Trường Cao đẳng Thủy sản.
Đội ngũ giảng viên đều là các chuyên gia có kinh nghiệm của Trường Cao đẳng Thủy sản, đang trực tiếp làm công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nuôi cá sủ đất tại Trại Nghiên cứu Hải sản trên biển.
Trao đổi với ông Phạm Quang Hiền, một cộng tác viên khuyến nông của tỉnh Quảng Ninh tham gia lớp tập huấn, ông Hiền cho biết: “Lớp tập huấn được tổ chức rất chu đáo, điều kiện học tập và thực hành rất tốt, giảng viên truyền đạt dễ hiểu. Đặc biệt chúng tôi được hướng dẫn rất chi tiết những kỹ thuật sản xuất mới tại mô hình nên sau khóa tập huấn, chúng tôi có khả năng tự tổ chức thực hiện và sẽ truyền bá, hướng dẫn các hộ nuôi trồng thủy sản tại địa phương áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cá sủ đất”.
Công tác đào tạo huấn luyện là hoạt động thường xuyên và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia quan tâm, chỉ đạo. Hoạt động này giúp đào tạo được đội ngũ tiểu giáo viên (TOT) có khả năng tập huấn chuyển giao nhanh những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại các địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.
Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.
Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…
Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.