Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Thế Đứng Cho Cá Tra

Tạo Thế Đứng Cho Cá Tra
Ngày đăng: 12/03/2014

Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2014, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,3 triệu tấn cá tra nguyên liệu. Trong đó, xuất khẩu từ 650.000 - 680.000 tấn, đạt giá trị 1,75 tỷ USD. Để hoàn thành kế hoạch đề ra, các tỉnh ĐBSCL đưa khoảng 6.000 héc-ta mặt nước vào nuôi cá tra, tập trung nhiều nhất tại Đồng Tháp, An Giang, Bến Tre, TP. Cần Thơ…

Cùng với củng cố, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, bảo đảm cung ứng từ 2,5 - 3 tỷ con cá giống đạt chuẩn, các địa phương còn tổ chức cho nhà máy chế biến và người nuôi ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tránh ứ đọng nguyên liệu cũng như thiếu nguyên liệu chế biến.

Không riêng gì lúa, trong nghề nuôi cá tra, ngành Nông nghiệp cũng khuyến khích người nuôi áp dụng kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” (giảm mật độ thả nuôi còn 20 - 25 con/m2 ao, giảm sử dụng thuốc kháng sinh và giảm xả chất thải trong ao nuôi ra sông rạch để tạo ra “3 tăng”: Cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật và chất lượng thịt tốt hơn).

Để nghề nuôi cá tra phát triển bền vững, các địa phương không quá chú trọng vào xuất khẩu mà tạo điều kiện cho người nuôi, doanh nghiệp mở rộng tiêu thụ nội địa với các sản phẩm tươi sống, phi-lê, đông lạnh, cá viên… Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học vào nuôi cá tra sạch, vận động người nuôi bảo vệ môi trường…

Tuy nhiên, để người nuôi cá tra thật sự yên tâm sản xuất, không bị thua lỗ triền miên như những năm qua, rất cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của Trung ương. Mới đây, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang đã tiếp tục kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về sản xuất và tiêu thụ cá tra Việt Nam, nhằm tạo cơ sở pháp lý cần thiết thúc đẩy quá trình tổ chức lại sản xuất, xây dựng được thế và lực mới trong tiến trình cạnh tranh, hội nhập hiện nay.

Đồng thời, nhanh chóng triển khai xây dựng thương hiệu cho cá tra; sớm ban hành quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật cá tra nguyên liệu, thức ăn nuôi cá để có cơ sở kiểm tra, quản lý chất lượng sản phẩm.

Song song đó, cần quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu làm thức ăn để hạn chế phụ thuộc vào nhập khẩu; xây dựng vùng nuôi lớn đi đôi với nâng cấp hạ tầng để người nuôi có điều kiện mở rộng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, như: GlobalGAP, ASC, SQF1000CM...


Có thể bạn quan tâm

Doanh Nghiệp Dần Doanh Nghiệp Dần "Thâu Tóm" Vùng Nuôi Cá Tra

Những năm gần đây, ngành cá tra ngày càng khó khăn mà nguyên nhân được chỉ ra là do thiếu liên kết giữa hai mắt xích quan trọng nhất là nông dân (ND) nuôi cá và doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu.

10/11/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùn Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Lươn Không Bùn

Nông dân Đoàn Thanh Nhàn (ấp Thạnh Phú, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú - An Giang) nuôi thí điểm 2.800 con lươn giống trong hai bồn 12m2 theo mô hình nuôi lươn không bùn. Sau hơn 2 tháng chăm sóc, lươn đạt trọng lượng trung bình hơn 50gr/con, tỉ lệ hao hụt thấp so với cách nuôi lươn truyền thống.

10/11/2013
Giá Tôm Tăng Gần Gấp Đôi So Với Năm Trước Giá Tôm Tăng Gần Gấp Đôi So Với Năm Trước

Nông dân vùng tôm Tân Phú Đông, Tiền Giang, đang bán tôm sú với giá từ 200.000-220.000 đồng/kg loại 40 con/kg, tôm thẻ giá 100.000-115.000 đồng/kg loại 100 con/kg, tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm trước.

10/11/2013
Xuất Hiện Bệnh Lở Mồm Long Móng Tại Núi Thành (Quảng Nam) Xuất Hiện Bệnh Lở Mồm Long Móng Tại Núi Thành (Quảng Nam)

Tin từ Trạm Thú y huyện Núi Thành (Quảng Nam), ngày 7.11, tại thôn Bích Sơn (xã Tam Xuân 2) có 6 con trâu của 3 hộ dân bị mắc bệnh lở mồm long móng.

10/11/2013
Dê, Cừu Ninh Thuận Dê, Cừu Ninh Thuận

Ninh Thuận có khí hậu khắc nghiệt nhất nước, nắng nóng quanh năm, song lại là điều kiện thuận lợi để con dê, cừu phát triển. Nhờ vật nuôi này nhiều hộ thoát nghèo và trở thành tỷ phú.

10/11/2013