Bẫy chuột liên hoàn của ông lão bị liệt 2 chân
Một trong những sáng chế nổi bật của anh là sản phẩm máy bẫy chuột liên hoàn BC.5, giúp người dân bảo vệ mùa màng, tránh sự phá hoại từ loại chuột.
Đơn giản nhưng hiệu quả
Ông Lê Đức Hiền cho biết, nước ta sản xuất nông nghiệp là chính, ở nhiều nơi chuột thường phá hoại mùa màng, cắn phá kho bãi, dễ phát sinh dịch bệnh. Để diệt chuột người dân thường dùng các cách như săn bắt, vây lưới, đánh thuốc độc, nuôi mèo…
Bên cạnh đó nhiều người còn dùng các loại bẫy lồng, bẫy kẹp, bẫy xập, keo dính, có người còn dùng bẫy điện và vài loại bẫy được gọi là ‘thông minh’.
Theo ông Hiền, đa số các cách diệt chuột trên kém hiệu quả, tốn thời gian, khó sử dụng, dễ gây ô nhiễm môi trường, thậm chí có loại còn nguy hiểm cho người, vật nuôi và các loại thiên địch khác. Ngoài ra, nhược điểm nữa đó là các loại bẫy ấy là mỗi lần chỉ bẫy được 1 hoặc vài con chuột, rồi phải gỡ chuột ra, cài thêm mồi, cài lại bẫy...
Ông Lê Đức Hiền bên sản phẩm máy bẫy chuột do mình làm ra.
Để tránh những nhược điểm trên, ông Hiền đã nghiên cứu cho ra đời nhiều loại bẫy chuột liên hoàn, trong đó máy bẫy chuột liên hoàn BC.5 là nổi bật nhất. Đây là loại bẫy lồng, điện cơ tự động cài đặt liên hoàn. Máy có bộ phận “trữ mồi” và “tự động rải mồi”’, chỉ cần đặt bẫy một lần sẽ bắt được liên tiếp nhiều chuột còn sống.
Ông Đức Hiền cho biết, máy bẫy chuột gồm có 4 bộ phận chính là lồng bẫy, lồng nhốt, lồng chứa và máy bẫy. Trong đó bộ phận lồng bẫy gồm những ngăn, cửa với cơ cấu dễ tháo ráp; lồng nhốt dùng để nhốt chuột; lồng chứa để chứa nhốt chuột và máy bẫy bên trong là hệ thống điện cơ tự động, nối kết với hệ thống đầu dò điện tử, cùng hệ thống âm thanh (tiếng chuột mồi).
Kích thước loại máy bẫy chuột liên hoàn BC.5 này là 15x35cm, nên có thể bắt được từ chuột nhắt đến chuột cống. Ngoài ra, có thể chọn kích cỡ lồng bẫy và lồng nhốt lớn hoặc nhỏ hơn tùy theo nhu cầu.
Giá rẻ chỉ bằng 30 miếng keo dính chuột
Theo ông Đức Hiền, máy bẫy chuột liên hoàn được ông làm từ năm 2010 với tên gọi “bẫy chuột liên hoàn BC.1”. Qua nhiều lần hoàn thiện, phát triển qua nhiều phiên bản khác nhau nên hiện nay máy được gọi là máy bẫy chuột liên hoàn phiên bản BC.5.
Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản. Chuột là tò mò, thích cắn phá nên khi nghe tiếng bầy đàn gọi mồi, hoặc thấy mồi sẽ mò vào lồng bẫy kiếm ăn. Khi đó chuột sẽ bị hệ thống đầu dò điện tử tự động của bẫy sập cửa nhốt lại.
Do còn sống nên chuột tìm đường chạy và đụng vào các cơ phận trong lồng, khiến chuột bị đẩy chạy vào nơi cuối cùng là lồng nhốt. Đồng thời, khi chuột đụng vào cơ phận đầu dò, sẽ làm máy bẫy tự hoạt động mở lại cửa bẫy và tự động rải lại mồi. Cơ chế hoạt động của bẫy là được tự động cài đặt, bẫy chuột liên hoàn.
Về giá thành sản phẩm, ông Hiền cho biết giá của một máy BC.5 tương đương 30 miếng keo dính chuột trên thị trường (khoảng 300.000 đồng – PV) nhưng máy dùng được lâu bền, an toàn và hiệu quả cao hơn vì đã được thử nghiệm ở nhiều địa hình.
Ông Lê Đức Hiền tâm sự vì là người khuyết tật nên làm ra máy này không đơn giản, từ việc thử nghiệm, tìm kiếm vật tư thiết bị, khảo sát đều khiến ông gặp khó khăn.
Đến nay dù đã hoàn chỉnh máy bẫy chuột nhưng ông Hiền vẫn chưa thể phổ biến để đưa sản phẩm máy bẫy chuột này ra thị trường do công ty của ông (Công ty TNHH của Người khuyết tật Đức Hiền) đa phần lao động là người khuyết tật nên khâu sản xuất, tiếp thị bán hàng, nguồn lực còn hạn chế.
Để biết thêm chi tiết về máy bẫy chuột liên hoàn bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại 061.3740912 – 0948.214264 hoặc email: duchienco.com@gmail.com
Có thể bạn quan tâm
Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.
Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa – tôm vùng ĐBSCL do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhận định, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất “thông minh”, bền vững.
Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.
Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.
Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.